(Xem phần trước)
III. SỐ
15. Số là bước thứ ba sau tượng. Số cũng là một thứ tượng, là kết tinh của tượng, là bước trừu tượng hóa của tượng. Thay vì nói tròn vuông thì đổi ra số lẻ (tròn) số chẵn (vuông) nhờ vậy mỡ rộng sự dùng tượng ra rất nhiều. Vì mối liên hệ chặt chẽ giữa số và tượng nên những nền văn hóa ít xài số lu bù và cách rất hệ thống, chứng tỏ đã bước mạnh vào đời.Số củ Nho lấy từ câu Kinh Dịch rằng "Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số" câu này là sự phân tích của Ngũ hành, mà Ngũ hành là một cơ cấu uyên nguyên của Nho, nhưng cho tới nay chỉ được dùng theo nghĩa ma thuật hoặc dùng để xếp loại còn dùng như cơ cấu thì hầu như chưa ai động đến. Cho nên có một số điểm rất quan trọng mà cho tới nay hầu như chưa thấy học giả nào nhìn ra. Vì thế chúng tôi thấy cần phải bàn sơ qua những điểm đó.
16. Trên tôi đã bày tỏ rằng có ba loại triết lý, mà riêng Nho biểu lộ lưỡng hành cách liên tục bằng cơ cấu. Vậy then chốt cơ cấu đó nằm trong Ngũ hành.
Vì Ngũ hành bao gồm cả có lẫn không. Chính mối liên hệ giữa có với không này làm cơ cấu uyên nguyên. Có là bốn hành chung quanh, không là hành Thổ ở trung cung, cũng gọi là "hành vô hành" "Ðịa vô địa". Nhờ mối liên hệ then chốt nọ mà có cơ cấu uyên nguyên: giữa Hữu là Dương thông hội với Vô là Âm.
Vì là cơ cấu uyên nguyên nên được cơ cấu hóa thành khung ngũ hành.
17. Chỉ nội cơ cấu trên đủ nói lên nét đặc trưng của Nho mà hai loại triết kia đều không có. Thay vì Ngũ Hành chỉ có tứ tố, gọi Tố là vì cái gì bất động, một chiều như con số bốn chứng tỏ, có chia ra vẫn chỉ là số chẵn, hoặc số 1 cũng vậy.
Ðôi khi ta cũng gặp tố thứ năm như Aristle đã thêm ether vào bốn tố kia là nước, lửa, khí, đất. Nhưng ether thuộc cùng bình diện hiện tượng tức là Hữu không phải là Vô, nên kể là thiếu hành uyên nguyên đi từ Vô sang Hữu, thiếu đối đáp nền tảng. Cả bên Ấn Ðộ cũng chỉ là tứ tố, đôi khi cũng có thấy tố thứ năm như trong phái Sankkhya. Nhưng tố thứ năm cũng thuộc cùng một bình diện nên vẫn không được gọi là hành. Vì hành hàm ngụ sự đi tự Hữu sang Vô hay ngược lại. Do lẽ đó tứ tố không được cơ cấu hóa để đặt nổi mối Tương Quan nền tảng giữa Hữu với Vô và tất nhiên không có những phát triển sâu rộng thành Hồng Phạm, Lạc Thư, Minh Ðường... Tất cả đều là phát triển do câu "Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số".
18. Hai bộ số trên mà Kinh Dịch tuyên dương là cột trụ vì chúng chuyên chở những chân lý nền móng của Nho. Bao lâu chưa thấu hiểu thì chưa thể trở nên triết gia của Nho. Sự thấu hiểu này nếu không làm cho học giả trở nên triết gia thì cũng giúp cho dễ phân biệt đâu là bổn đâu là ngọn. Một cái biết cần thiết cho bất cứ ai đáng mặt triết gia; nên cần bàn thêm ít lời.
Hai bộ số trên chứa ba nhóm chân lý phải gọi là ngược chiều con mắt với lương tri, nhưng nó ngược kiểu rễ cây phải mọc ngược chiều với thân cây; gốc cây đâm xuống thân cây mọc lên. Thân cây là những hiểu biết thông thường bằng lương tri, thâu nhận qua giác quan nhất là tai mắt ai cũng thấy ai cũng nghe hết. Nhưng triết nào chỉ gồm có những chân lý loại này thì kể là triết của con mắt, là triết một chiều, vì không có hạn từ ngược để đặt ra mối Tương Quan nền tảng (mà Kinh Hùng gọi là cánh Ðồng Tương). Mấy chân lý này đi theo ba bộ số 2,3,5.
--- Số 2. Chỉ chân lý ngược chiều đầu tiên là vũ trụ quan biến hóa biến dịch. Nó ngược lại tai mắt: Vì ta thấy sự vật im lìm, một khối. Ðây lại bảo là sự vật biến động, có hai mảnh nên được cơ cấu hóa bằng số 2. Chính con số này làm nên mối Tương Quan nền tảng nhờ đó Nho đáng tên là tổ sư của cơ cấu luận.
--- Số 3. Thứ đến là số 3 chỉ con người. Mắt thường thấy sự vật một là có hai là không. Không có trường hợp thứ ba: triết Tây gọi đó là nguyên lý triệt tam: middle excludle, tiers exclu. Triết Ðông lại bảo có trường hợp thứ ba: đó là vừa có vừa không một trật. Ðiều này chứng tỏ ngoài con người bé nhỏ còn có con người cao cả gọi là đại ngã tâm linh biết xem thấy cách siêu việt bên trên con mắt thường, và vì thế dung hòa cả có với không. Và do đó con số ba chỉ con người nhân chủ. Ðó là chân lý ngược đời, vì theo mắt ta thấy người chỉ là vật bé nhỏ như "cây sậy trước vô cùng tận" Thế mà ngược lại Nho bảo con người có cái Tâm bao la như vũ trụ: "Vũ trụ chi tâm" (Kinh Dịch). Vì thế Nho đáng tên là nhân chủ: con người trong Nho cũng là vua như Trời cùng Ðất.
19. Số 5 (do 2+3=5) thành ra là hành ngũ. Ði về hành ngũ cũng là đi về với số không. Lại ngược chiều nữa: ở đời ai chẳng muốn có, thế mà đây lại bảo đi về không là sao? Thưa không đây chẳng phải là không có gì hết mà là Không viết hoa, là cái Không chân thật làm nền tảng cho mọi cái có. Nó ví như cái giếng thiêng luôn luôn vọt lên nước hằng sống, nên cũng gọi là mạch Cam Tuyền để tâm nhuận những thể chế thói tục. Vì thế mà những thể chế đó được trình bày bằng khung ngũ hành như chúng ta sẽ thấy sau.
Ðó là mấy chân lý ngược chiều gắn liền với ba con số nền tảng của nho 2,3,5. Vì là nền tảng nên Nho nguyên thủy dùng những số này cách tràn ngập nó làm nên xương sống của Kinh Dịch là Kinh cội gốc của nho.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét