Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Chia sẻ từ một nhà sư: Những điều cha mẹ có thể làm cho con cái

Bài viết này là chia sẻ của thầy Hung Ly gửi cho Ce Phan để đăng trong tạp chí tiếng Anh Timeline. Bên dưới là phần ghi âm tiếng Anh và phần dịch tiếng Việt của Lưu Thị Hồng Thắm.



Những điều cha mẹ nên làm để nuôi dạy con cái tốt hơn
Tôi không biết những người khác định nghĩa như thế nào về giáo dục; nhưng đối với tôi, giáo dục không có gì khác so với sự tạo cảm hứng. Nói cách khác, chức năng của giáo dục là để chỉ dẫn người trẻ theo đuổi ước mơ, tham vọng của họ và giúp họ hiểu được giá trị của đạo đức; Tôi nhớ có một câu nói của Nelson Mandela, ông nói rằng giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới. Có thể bạn cho rằng đây là bổn phận và trách nhiệm của một giáo viên hay một nhà giáo. Nhưng tôi lại tin rằng nền tảng của giáo dục bắt nguồn từ gia đình. Vì vậy, bạn không cần phải trở thành một nhà giáo hay giáo viên giỏi để giảng dạy, hướng dẫn, khuyến khích các thế hệ sau. Là một phụ huynh có kinh nghiệm và luôn đối mặt với các tình huống trong xã hội ngày nay; có lẽ bạn sẽ tự hỏi cách nào là cách tốt nhất để nuôi dạy con cái cư xử đúng mực. Và trong bài viết này tôi hy vọng có thể mang đến cho các bạn một số kiến nghị lý tưởng để giúp nuôi dưỡng con cái của bạn thành công.
Như tôi đã nói, nền tảng của giáo dục bắt nguồn từ gia đình; và điều đó diễn ra như thế nào? Tôi cho rằng cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con cái; như bạn biết, trẻ em bắt trước tất cả các hành động và thái độ của bạn. Chúng học tất cả mọi thứ từ cha mẹ của chúng và theo cách đó khi chúng lớn lên chúng sẽ làm và đối xử với con cái của chúng giống với những gì mà bạn đã từng làm. Trong một phân tích tâm lý học của người phương Tây cho rằng một đứa trẻ có tính cách bạo lực là do bắt nguồn từ một số vấn đề trong gia đình như kỷ luật hà khắc, đối xử hung hăng từ cha mẹ, vv. Chính lúc này, bài phân tích nhắc tôi nhớ đến một số bài báo về bạo lực học đường; theo như bài viết, bạo lực học đường là do các tác động tiêu cực của truyền thông. Cá nhân tôi không chấp nhận giả định này; thực tế, giải trí chỉ là giải trí, nó không xây dựng nhân cách của trẻ em thay vì giáo dục. Tôi sẽ cho bạn thấy khẳng định của tôi qua một số ví dụ.
Bạn muốn con bạn là người tốt, hiền lành và không bạo lực, hãy dạy chúng làm thế nào để yêu thương người khác, tôn trọng cuộc sống của người khác như của chính mình; thậm chí chỉ là cuộc sống nhỏ như của con kiến.
Bạn muốn chúng phải trung thực, hãy chỉ ra những điều tệ hại khi lừa dối, gian lận và khi làm mất niềm tin từ bạn bè và người thân.
Bạn muốn chúng phải biết vâng lời. Chỉ cần bình tĩnh lắng nghe những sai lầm của chúng, kiên nhẫn giải thích lý do tại sao không nên làm điều đó. Và đừng quá căng thẳng hoặc bất lực nếu các lỗi sai ấy cứ lặp lại nhiều lần.
Có hàng ngàn ví dụ mà tôi muốn nêu ra cho bạn, nhưng cái mà tôi muốn nói với bạn chính là cha mẹ nên ưu tiên dạy những bài học về nhân đức và đạo đức cho con cái và những bài học này sẽ theo suốt cuộc đời chúng. Tại sao nhân đức và đạo đức nên được ưu tiên? Bởi vì một người tốt sẽ góp yêu thương của họ để tạo nên một xã hội hòa bình; và cái còn thiếu trong một xã hội hiện đại không phải là một con người tài năng hay thông minh mà là con người thực sự. Tôi chắc rằng bạn sẽ muốn sống trong một xã hội mà khi bạn gặp tai nạn sẽ có một người đi bộ không rõ danh tính đến và thực hiện cuộc gọi khẩn cấp, hay ai đó đứng lên và bảo vệ bạn khỏi những rắc rối của kẻ xấu. Hơn nữa, những người tốt sẽ giúp bạn loại bỏ được sự thờ ơ, lãnh đạm của xã hội; cái chúng ta muốn không phải là tìm kiếm hay chờ đợi người tốt đến mà hãy tạo ra họ bằng giáo dục.
Một phần khác quan trọng trong giáo dục nữa chính là kiến thức; sẽ không có vấn đề gì cho dù bạn giàu hay nghèo, món quà tốt nhất mà cha mẹ nên cho con cái của họ chính là kiến thức từ sách. Có lẽ khi tôi đề cập đến quan điểm này, sẽ có nhiều phụ huynh không đồng tình; vì đang là thời đại của công nghệ, trẻ em có thể tìm kiếm thú vị trong các trò chơi hay các ứng dụng trên ipad, smart-phone hơn là tìm kiếm trong các cuốn sách chỉ toàn chữ. Hoặc nếu bạn yêu cầu chúng đọc một cái gì đó, thông thường chúng sẽ chọn truyện tranh hơn là tiểu thuyết; vì vậy những gì bạn cần làm là chiến lược để kích thích và gợi lên tính tò mò của chúng; phân tích tâm lý học cho biết con người là động vật tò mò nhất và không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho những điều đang ẩn dấu. Bạn có thể học hỏi từ tổ tiên, chính bởi tính tò mò của họ mà bây giờ chúng ta mới biết đến được các hiện tượng tự nhiên. Để thuyết phục hơn, tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện của tôi. Cũng giống như những đứa trẻ khác, tôi thích xem phim hoạt hình và đọc truyện tranh hơn là đọc sách mãi cho tới khi tôi mười lăm tuổi; và tôi vẫn còn nhớ mẹ tôi thường phàn nàn về điều đó. Chú tôi là một trong những người kể cho tôi nghe các câu chuyện về cách các ngôi sao, mặt trời, các dãy thiên hà và chính những thứ đó đã dẫn tôi đến kệ sách của chú và đọc chúng. Chú còn kể cho tôi về những điều kỳ lạ mà ông đã đọc từ một cuốn tiểu thuyết của Jules Verne " Cách biển hai vạn dặm". Tôi không biết tôi trở thành con mọt sách từ lúc nào, tôi bắt đầu khám phá những điều xung quanh tôi thông qua những cuốn sách. Sách cung cấp cho con cái của bạn sức mạnh của kiến thức, trí tưởng tượng, sự sáng tạo, kĩ năng viết, từ vựng, sự tập trung, vv. Vì thế, hãy bắt đầu giúp con cái của bạn đọc sách một cách có kế hoạch.
Tôi nghĩ có một quan điểm nữa nên đề cập trong bài viết này; chính là cha mẹ nên biết con cái của mình học trội ở lĩnh vực nào. Và những gì cha mẹ cần làm là động viên và hỗ trợ chúng. Và khi con bạn đủ lớn, chúng sẽ tự suy nghĩ và có trở nên có trách nhiệm với bản thân; cứ để chúng lựa chọn những gì chúng muốn làm hay muốn tìm hiểu, và yêu cầu chúng có trách nhiệm với những gì mà chúng đã chọn. Đừng bắt buộc hay thúc ép chúng; những gì chúng ta đang cố gắng làm không phải là giúp chúng như chúng ta nghĩ mà là tạo thêm áp lực về gia đình và tăng khoảng cách giữa hai thế hệ. Hãy để chúng biết bạn cho phép chúng tự do lựa chọn cuộc sống của mình; và đó là cách đúng để yêu thương con cái của bạn. Bởi vì trong mắt cha mẹ, trẻ em thì luôn chỉ là trẻ em và đừng sợ mất chúng mà hãy sợ chúng không lớn lên.
Ernie Fletcher đã phát biểu rằng " giáo dục chính là cơ hội để trao tặng món quà vĩnh viễn cho thế hệ sau"; đây chính là một trong những đoạn trích dẫn mà tôi thích nhất. Theo quan điểm của tôi, giáo dục bắt nguồn từ gia đình; và tài sản thừa kế được hưởng từ cha mẹ chính là đạo đức và kiến thức. Và hãy ngừng việc hỏi chúng rằng chúng muốn trở thành gì; hãy để chúng lớn lên theo cách tự nhiên của chúng. Có một trích dẫn hay từ một cuốn sách mà tôi yêu thích nữa là " Để giết một con chim nhại" của tác giả Harper Lee và tôi đoán rằng cuốn sách này sẽ trở thành kim chỉ nam của bạn trong việc nuôi dạy con cái, cuốn sách nói rằng,
Khi một đứa trẻ hỏi bạn về thứ gì đó, vì đức tin, hãy trả lời chúng. Đừng nói vòng vo. Trẻ em tuy chỉ là trẻ em, nhưng chúng có thể phát hiện ra sự né tránh của bạn nhanh hơn cả người lớn, và sự lảng tránh đơn giản chính là chúng.
Bạn có thể thừa nhận điều này hoặc không; nhưng hãy đọc và suy nghĩ một cách cẩn thận những điều mà tôi nói. Tôi hy vọng chính những điều này sẽ giúp bạn thông suốt và thay đổi định kiến của bạn.