Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Mô hình giảng dạy ngoại ngữ ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, có nhiều trường ngoại ngữ gọi học viên của họ là "khách hàng" (client) và giáo viên là "người chỉ dẫn" (instructor)

Học viên đánh giá giáo viên của họ sau mỗi buổi học từ 1 sao (rất tệ) cho tới 5 sao (rất tốt). Theo đó, giáo viên cũng được hiểu là những "nhà thầu" (contractor) cho từng lớp học mà họ nhận và thù lao được tính theo số buổi mà học viên đăng ký học với họ. Trong những trường học như thế này, bộ phận tuyển sinh và tuyển dụng của họ được xem là nòng cốt của trường học và được nhận lương cố định và phải đảm bảo số lượng đăng ký lúc nào cũng cân bằng giữa client và instructor.

Đó là môi trường làm việc khắc nghiệt nhất mà tôi từng biết. Bởi vì giáo viên chỉ có thể nhận được mức thù lao khoảng 300.000d/tiết ( chưa trừ thuế) với lịch giảng được chọn (nhưng được "lựa" bởi học viên) và duy trì tối đa 6 tháng nếu họ không đạt mức 4,5 sao (theo đánh của học viên).

Để có được quyền sinh-sát đó, học viên trong lớp học one-to-one phải trả mức học phí khá đắt đỏ, khoảng 2-2.5 triệu đồng cho 1 tiết học.

Đây là một mô hình kiểu điển hình trong các trường ngoại ngữ tư nhân ở Nhật, nhiều nhất là ở Tokyo. Thật khó biết liệu đây có phải là mô hình giáo dục tốt hay không? Nhưng 2 đối tượng chính trong một lớp học là: giáo viên - học viên được "thị trường hoá" giống như cặp phạm trù căn bản "cung-cầu".

Theo cá nhân tôi, thì cách hiểu về giáo dục như vậy như một quả đấm thép vào quan niệm giáo dục có từ xa xưa tới giờ.

Câu hỏi còn lại là:

- Với học viên: có đáng phải trả khoản phí như vậy chỉ để chọn ra một giáo viên trong số giáo viên "hoàn toàn mới mẻ" (*) trong danh sách giáo viên không?

- Với giáo viên: Mặc dù được đánh giá cao-thấp bởi học viên, họ có cảm thấy trình độ chuyên môn của mình có còn được nhìn nhận bởi hội đồng giáo viên và những người có chuyên môn hay không? (**)

Nhìn một cách lạc quan hơn, sẽ có nhiều giáo viên được tuyển dụng hàng tháng và học viên sẽ hơn bao giờ hết biết rằng họ sẽ phải tự học nhiều hơn trước để tránh phải chi tiêu tốn kém để học ngoại ngữ nữa.
----------------------

(*) xét trên lý thuyết là người học luôn được chọn giáo viên dạy họ, nhưng với hệ thống giáo dục này, thời gian trụ lại của giáo viên ở mức 2-3 năm. Có nghĩa là trong hệ thống của họ, giao viên sẽ là luôn là yếu tố biến đổi.

(**) Một học viên muốn huỷ hoại sự nghiệp của giáo viên thì có thực hiện quá dễ dàng. Chỉ cần 1 sao liên tục trong vài buổi thì giáo viên đó cho dù trước đây có được đào tạo ở đâu, buổi hôm đó giảng dạy như thế nào cũng vô giá trị.

Với hệ thống giáo dục này, thì giáo viên không được quyền giải thích. Bởi vì họ được xem là "những nhà thầu". Họ không có cấp trên để xem xét, trước mặt họ chỉ có học viên.
----------------------
Ce Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét