Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Gộp Tết tây và Tết ta không đơn giản chỉ là ý kiến, bàn luận và quyết định

Kể từ khi nền kinh tế của Việt Nam bí lối trong phương thức phát triển theo hướng "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" để làm cho đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Có không ít trí thức đã ngồi xuống mổ xẻ xem điều gì đã làm cho đất nước mình trì trệ và kém phát triển không chỉ so với các nước phương Tây mà còn bị những nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Phillipin dẫn bỏ lại đằng sau. Một trong những điều mà mọi người thường rãnh rỗi để bàn luận nhất vào dịp Tết đến là: Liệu có nên gộp Tết ta và Tết tây hay không?

***

Trước hết tất cả chúng ta nên bàn tới sự khác nhau giữa lịch âm (lunar calendar) và lịch dương (solar calendar). Lịch dương theo quan niệm phương tây là sự tuần hoàn dịch chuyển theo mặt trời với thước đo ngày đêm là 24 giờ. Lịch âm theo quy tắc vận hành của mặt trăng với chu kỳ trăng đẹp cách nhau khoảng 30 ngày và rơi vào ngày 15 hàng tháng. Như vậy có thể thấy chu kỳ thời gian người quan niệm theo lịch âm có quan niệm về thời gian rộng hơn người theo quan niệm của lịch dương. Cũng chính từ quan niệm cỗi rễ này mà chúng ta thấy nhịp sống của người theo quan niệm lịch dương năng động hơn, hối hả hơn vì họ phải làm càng nhiều việc ý nghĩa càng tốt trong 24 giờ để tránh việc tồn đọng khi qua ngày mới.

Theo quan niệm rộng hơn, người theo lịch âm có cách sinh hoạt nhẹ nhàng, thư thả hơn vì quan niệm về thời gian của họ dài hơn. Cũng lẽ đó mới có chuyện: "tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc tháng ba rượu chè". Ngày tháng tiêu giao của người theo lịch âm khác và cách sinh hoạt động đồng, lễ nghi tôn giáo cũng khác.

Quay trở lại với việc ăn Tết ta hay Tết tây. Đối với người phương Tây thì nghỉ lễ để kết hợp Giáng sinh và năm mới (thời khắc chuyển giao giữa mùa đông và mùa xuân), người Việt, người Tàu thì quan niệm mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 (năm mới). Để thay đổi cách nghỉ lễ và đón Tết thì đây là một cuộc tranh đấu có khi vượt tầm các nhà chính trị gia để quyết định vì đó là cả quá trình tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo và lợi ích kinh tế. Việc báo chí đang kéo hết ca sĩ này, nhà giáo nọ vào một cuộc bàn luận mà không hiểu gốc rễ thì cũng chẳng tạo ra cái gì hay ho ngoại trừ "chém gió".


Khi nào lợi ích của người dân còn gắn vào các sinh hoạt âm lịch như: thưởng Tết, nghỉ dài ngày, giảm việc thời gian gần Tết, ... thì còn lâu mới có biến chuyển. Khi nào thưởng Tết tây nhiều hơn Tết ta, khi nào mất nhiều hơn các hợp đồng thương mại quốc tế do việc đón Tết ta, khi nào các lễ hội bớt tập trung vào tháng 1,2 thì mới dần thay đổi.

Hơn nữa, việc cho nghỉ lễ và chọn ngày nào đó để kỷ niệm còn là "âm mưu" chính trị nữa. Do đó, thay vì hỏi người này người nọ chuyện nghỉ tết nhất, các đơn vị báo nên phỏng vấn những cấp cao hơn. Các nhân vật trong bộ chính trị chẳng hạn để xem các vị ấy phát biểu gì.

Hãy nhìn người Việt ở hải ngoại gìn giữ Tết Việt như thế nào mà vẫn không bị mất việc vì ngày đó không phải là ngày nghỉ. Hãy nhìn theo đó mà học hỏi là sẽ có đáp án.

***

Cầm trên tay cuốn tạp văn song ngữ Anh-Việt (tạp chí) năm 1996 có tên là Sunflower Đại học Sư Phạm và lại có hứng để nói thêm chút xíu về đề tài này.


Trên bìa tạp chí có tựa đề: "How Vietnamese people celebrate their new year"

Bên trong nội dung còn có bài: "Vietnam pagoda festival pulls in visitors by the thousands"

Nhưng thú vị nhất là 2 bài: "This Valentine's Day you may get luckier than you think" và "getting the visa"

Còn đây là câu "phản động" nhất trong cuốn tạp chí này, nhưng lại là hợp lý nhất trong tư tưởng nô thời bấy giờ:

"Historically the Vietnamese people originated from a Vietnamese ethnic group in South China. That is why these two peoples have some commonalities in celebrating and enjoying the Lunar New Year."

Đây là câu đầu tiên trong một bài viết nổi bật nhất và cũng chính là tiêu đề của tạp chí.

Như vậy một lần nữa có thể thấy chuyện thay đổi một tập tục đã ăn sâu vào nhận thức của mọi người là một vấn đề nằm ngoài ý kiến cần bình luận và tham khảo từ mọi người. Không phải muốn thay đổi là thay đổi được đâu! Ngay cả những người học "chữ tây" nhưng đầu óc vẫn ấu trĩ và dính Trung luận không khác gì bọn bút nô tiếng Việt.

Để rồi, một cách ngẫu nhiên là người Việt sẽ bị lai căn không đáng có giữa Tây và Tàu. Để rồi, đất nước và người Việt chia làm 2 nhóm: thân Tàu và thân Tây.


"Getting visa" để qua Tây tỵ nạn giáo dục, tỵ nạn kinh tế là điều đương nhiên. Biết yêu ngày Valentine hay Christmas là điều đương nhiên bởi vì người Việt có cái gì hay ho hơn để yêu đâu đến cái ngày Tết mà cũng làm rối như nồi canh hẹ đây mà. Nói đương nhiên mà lòng buồn rười rượi.

Báo chí không bản sắc, không có nhân tài. Trí thức với trí ngủ không khác bao nhiêu trong thời bấy giờ. Lãnh đạo nhà nước chẳng khác nào đám phường tuồng thích khóc thích cười và chẳng có một chút khí chất. Người dân thì được giáo dục để tránh mù chữ, nhưng lại mù văn hoá và kém trình độ dẫn tới dân trí và dân khí đều thấp.

Bi kịch vẫn còn tiếp diễn !

Ce Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét