Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Trí thông minh đa dạng của trẻ em, Howard Gardner

 Tôi thử kiểm tra trí thông minh của mình bằng một bài kiểm tra dựa trên nghiên cứu của Howard Gardner (1). Dựa trên kết quả đạt được của tôi,  họ xếp 3 loại trí thông minh thuộc nhóm trên bao gồm: nội tâm (khả năng phân biệt giữa các loại cảm giác, tạo dựng sự suy nghĩ thấu đáo và đưa ra quyết định về cuộc sống); ngoại cảm (khả năng nhận biết và hiểu được đối phương); cảm nhận hình ảnh và không gian (khả năng nhận thức bằng thị giác và ngoại cảnh và tạo ra các không gian nhận thức một cách hiệu quả)

 

Trước tiên, phải nói rằng tôi đã rất ngạc nhiên và ấn tượng rằng người ta có thể tạo ra một tiêu chuẩn nào đó để đo lường trí thông minh của con người. Lý thuyết về trí thông minh đa dạng của Howard Gardner đã làm lu mờ đi những quan điểm truyền thống hạn hẹp về trí thông minh khi lý thuyết của ông đã vạch ra chín điểm thông minh (ngôn ngữ, logic, hình ảnh/không gianthể chất, âm nhạc, ngoại cảm, nội tâm, thế giới tự nhiên và hiện sinh). Khi nghiên cứu về lý thuyết này, Zhou & Brown nói rằng những loại trí thông minh này có khả năng tạo ra và giải quyết các vấn đề, tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ được đánh giá cao trong một nền văn hóa hoặc xã hộiTrước đây, tôi đã biết tới cách người ta đánh giá thông qua chỉ số IQ nhưng dường như nó chỉ kiểm tra những đặc điểm liên quan tới ngôn ngữ và logic. Quan niệm về trí thông minh đa dạng của Howard Gardner đã thực sự mở ra một cách nhìn bao quát hơn về sự thông minh của con người. Tôi cho rằng, những phát hiện đó có ý nghĩa rất lớn đối với giáo dục, đặc biệt là giáo dục trẻ em. 

 

Quay trở lại kết quả mà tôi nhận được từ bài kiểm tra MI. Tôi nghĩ kết quả đó mô tả đúng với những khả năng mà tôi tin là nổi bậc nhất của tôi ở thời điểm hiện tại. Trong khi thực hiện bài test, tôi có một chút do dự khi trả lời một số câu hỏi đặc biệt là những câu hỏi về logic hoặc các trò chơi sử dụng tư duy logic. Thực tế, có những kỹ năng là thế mạnh của tôi trong những năm về trước nhưng lại không thường xuyên được thể hiện ở thời điểm hiện tại. Tôi nhận ra ở mỗi giai đoạn của cuộc đời thì tôi lại có những mối quan tâm và sự ưu tiên khác nhau. Theo như nghiên cứu tâm lý học về các giai đoạn của một đời người, Daniel Levinson đã chia làm 5 giai đoạn chính và mỗi giai đoạn chúng ta có những thay đổi lớn về biểu hiện, suy nghĩ và những sự ưu tiên trong cuộc sống rất khác nhau. Theo đó, với độ tuổi này, tôi đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp từ “tự điều chỉnh” tới “ổn định”. Trong giai đoạn này, tôi thường xem xét lại những thành tựu đã đạt được và điều chỉnh lại cuộc sống của mình. Tôi cũng phấn đấu hoàn thành những mục tiêu cho cuộc đời và bắt đầu lo cho gia đình và cộng đồng. Do đó, tôi cho rằng kết quả chúng ta nhận được thông qua MI trong mỗi giai đoạn là khác nhau. 

 

Tóm lại, tôi cho rằng có khả thi khi dựa vào những con số thống kê về những loại trí thông minh theo từng giai đoạn phát triển của học trò. Từ đó, các nhà giáo dục có thể xác định những ưu tiên cần thiết cho học trò trong chương trình giáo dục. Nếu chúng ta xác định được một giai đoạn vàng về sự phát triển thịnh vượng nhất các loại trí thông minh thì chương trình giáo dục sẽ có những điều chỉnh phù hợp và phát huy tốt nhất tiềm năng của trẻ em. 

 

Ce Phan

(1)  Multiple intelligences. (2021). Career insite. https://alis.alberta.ca/careerinsite/know-yourself/multiple-intelligences-quiz/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét