Chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay tới nhà giáo và hệ thống giáo dục sẽ đảm nhận vai trò trên. Nếu như chỉ nhìn vào cách mà các nhà sư phạm đã làm được trong hệ thống giáo dục hiện tại thì có thể góc nhìn sẽ bị giới hạn khá nhiều trong xu hướng giáo dục mà con người hướng đến hiện nay và bối cảnh mà Việt Nam đang trải qua với nền giáo dục khá lạc hậu của mình.
Bài viết sẽ cố gắng định lượng rõ ràng nhất có thể về vai trò của người thầy trong những năm tới khi mà Việt Nam còn bì bõm trong vùng trũng của nền giáo dục của thế giới, trong khi những nền giáo dục khác đã bắt đầu áp dụng hướng đi mới sau khi đã tích lũy đủ lượng và chất trong thời gian khá dài kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1914 để dẫn tới một cuộc cách mạng công nghiệp mà nó vẫn còn ảnh hưởng cho tới ngày nay sau hơn 100 năm.
Sự 'quá tải' về thông tin và các phát minh mới
Nền giáo dục ở những nền kinh tế mở luôn đặt dưới áp lực trong việc chuyển tải các thông điệp và các bài học một cách liên tục, cấp tiến trong một xã hội công nghệ thông tin (IT Society) do đó luôn có một khoảng cách giữa kiến thức trong các nghiên cứu, phát minh mới và những gì đã truyền tải trong hệ thống giáo dục đại chúng.
Ước tính mỗi ngày trong một lĩnh vực có hơn 10.000 nghiên cứu được công bố (năm 2015) và khi internet mới bùng phát vào năm 2003 thì có hơn 170 terabytes dữ liệu được chia sẻ trực tuyến (1 terabye ước tính bằng khoảng 40,25 triệu tờ giấy A4 viết các thông tin vào đó). Ngày nay, con số đó còn tăng theo cấp số nhân đến mức tính toán cho việc thiết lập hệ thống máy chủ đề lưu trữ thông tin thông minh luôn là ưu tiên hàng đầu của những hảng công nghệ như Google và Facebook.
(Nhiều tổ chức giáo dục ở nước ngoài đã 'vận động' nhiều năm qua để hướng đến sự thay đổi để không bị lỗi thời so với sự phát triển bên ngoài, hình ảnh chụp từ một bài học có tên là "Information overload" trong một sách học IELTS)
Những mô hình giáo dục mới hoặc các học viện- những nơi tiếp cận gần nhất với kiến thức tân thời. Nơi mà người thầy cũng chính là những nhà khoa học. Hệ thống giáo dục như vậy được hình dung như là những "chiếc thuyền có gắn động cơ" để chuyển tài kiến thức nhanh nhất có thể. Nhưng liệu còn đó điều gì đáng nói và khoảng trống còn sót lại của chính mô hình này là gì và nền giáo dục đại chúng sẽ phải như thế nào trong tương lai là một câu hỏi lớn.
'Lệch vai' trong vai trò phát minh và truyền tải thông điệp
Sẽ như thế nào khi các nhà khoa học phải đóng vai làm thầy giáo dạy các môn khoa học tự nhiên và khi mà các nhà văn, nhà thơ dạy về văn học, ngôn ngữ!? Xã hội đang thiếu vắng một thế hệ nhà giáo có khả năng cảm thụ và truyển tải kiến thức một cách nhanh chóng những gì diễn ra bên ngoài thực tế và hiểu biết những sự dịch chuyển của nền văn minh của nhân loại. Trong khi đó, các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ liệu có nên lùi lại để dìu dắt và giải thích cho mọi người rằng họ đang làm gì?
Tuổi đời của nhà khoa học thường khá ngắn ngủi và nhiều khi cả đời của họ chỉ kịp đặt nền móng cho một hướng nghiên cứu nào đó. Ví dụ: tiến sĩ Yoshinori Ohsumi đã dành ra 30 năm trong cuộc đời của ông để nghiên cứu về cơ chế tự thực bào (autophagy) và vừa nhận được giải thưởng Nobel trong lĩnh vực y học năm 2016. Đó mới chỉ là nghiên cứu cơ bản và còn phải cần thêm nhiều năm nữa để tiếp tục tiến hành những bước tiếp theo trước khi biến nó thành một bước ứng dụng nào đó. Liệu có nên trông đợi ông quay trở lại các trường Đại học để giải thích và giảng giải về công trình của ông? Hay tốt hơn hết là ông nên tiếp tục với nhóm nghiên cứu của mình và tìm cách thúc đẩy sự kết hợp liên ngành để mang tới sự thay đổi lớn hơn trong lĩnh vực y khoa trong tương lai. Liệu chúng ta có trông đợi GS. Ngô Bảo Châu quay trở lại với các chương trình giảng dạy môn toán để giải thích về bổ đề cơ bản Langlands hay như thế nào?
Nền giáo dục hiện tại đang phải trông cậy nhóm tinh hoa này (elites) quay trở lại và giải thích những điều mà mình vừa nghiên cứu được. Khoảng trống giữa nghiên cứu khoa học, những phát minh mới sẽ ngày càng có khoảng cách lớn hơn với nền giáo dục cộng đồng. Tốc độ nghiên cứu, cách làm việc và tư duy độc lập giúp các nhà sáng tạo liên tục tạo ra những cái mới trong khi đó nền giáo dục đi sau đó lại hướng đến cách giảng dạy giống nhau và luôn mong muốn có một chương trình chung và thống nhất trong một cộng đồng người.
Ví dụ nào cho dễ hiểu về những thiếu xót trầm trọng của nền giáo dục đương thời
Trong Video này, tác giả giải thích sự trị trệ của hệ thống giáo dục trên thế giới. Xem và hãy nhìn về Việt Nam để thấy chúng ta tư duy trì trệ và bảo thủ như thế nào so với các nước khác, và so với yêu cầu thực sự của xã hội trong tương lai gần.
Nhìn lại Việt Nam với quá trình cải cách giáo dục và mãi loay hoay với bài toán làm thế nào để cải thiện được cách giảng dạy để có thể "cung cấp" đủ cho "nhu cầu" của sự phát triển. Giá mà bộ giáo dục không làm gì hết trong nền giáo dục Việt Nam trong bao nhiêu năm qua và để cho khối giáo dục tư nhân có nhiều điều kiện phát triển thì chắc hẳn diện mạo giáo dục đã tốt hơn nhiều rồi.
Như vậy, người thầy trong tương lai sẽ hóa vai như thế nào để tiếp tục được xem là "người lái đò" chở thế hệ trẻ tới kiến thức và nền văn minh của nhân loại?
Năng lực của nhà giáo trong tương lai
Thầy giáo của tương lai sẽ là những người có khả năng tổng hợp tốt những xu hướng đang diễn ra trong thời điểm hiện tại cũng như biết cách xây dựng một hệ thống bài giảng ngay tức thì và truyền đạt thông qua những công cụ mới chứ không phải là cách bám theo những cuốn sách giáo khoa sơ cứng được biên soạn phổ thông của nền giáo dục "mang tính địa phương" và như những gì chúng ta đã áp dụng cả mấy trăm năm qua.
Chính vì sự phân hoá trong xu hướng của sự phát triển biến kiến thức phổ thông ngày càng đồ sộ hơn và bắt buộc một nền giáo dục mới có khả năng sàn lọc thông minh những gì sẽ đưa vào dạy học và hệ thống tiêu chuẩn giáo dục được cập nhật mới liên tục. Rồi sẽ nhanh chóng tiến tới giai đoạn mà sách giáo khoa chỉ còn là những từ khóa cô dọng nhất về những gì diễn ra bên ngoài xã hội và chắc hẳn một người thầy với đầy đủ phẩm nhất mới mới có đủ khả năng truyền tải hết những bài học để tạo ra một thế hệ kế thừa cho sự phát triển của nhân loại.
Sẽ cần có bao nhiêu người thầy như vậy nữa cho sự phát triển khi mà nhu cầu học thuật ngày càng chuyên biệt hoá không chỉ ở cấp học lớn mà còn là nhu cầu cấp thiết hơn ở cac cấp học nhỏ hơn. Và chính giáo dục sẽ phải thích ứng để còn được định nghĩa là một phần trong các bộ phận phát triển và chuyển giao kiến kiến thức của nhân loại.
Cá nhân hóa giáo dục- một yêu cầu bắt buộc từ cuộc sống
Một mô hình giáo dục mang tính cá nhân là điều không thể né tránh trong tương lai gần. Khi
mà người hoc, nhà giáo và phụ huynh sẽ cũng chung tay xây dựng một lộ trình học tập trên sự diễn đạt của của một hệ thống giáo dục giàu tính tương hỗ và áp dụng khoa học công nghệ để giảm tải quá trình tìm kiếm kiến thức phù hợp và quy trình đánh giá mới.
Khác với Việt Nam - nơi mà nghiên cứu đều phải phù hợp với những gì đã được vạch ra từ trước hoặc đã được quy hoạch. Trái lại, ở châu Âu và Mỹ là xứ sở mà những phát minh mới sẽ làm thay đổi xã hội và mọi thứ sẽ thay đổi theo nó. Tất cả mọi thành phần trong xã hội sẽ tái cấu trúc, sẽ phải thay đổi cho một mô hình phát triển mới.
Hãy thử làm vài phép so sánh để thấy được sự phát triển vượt bậc của thế giới bên ngoài chênh lệch thế nào đối với nền giáo dục hiện tại. Sự lạc hậu và trì trệ của nền giáo dục đương thời như thế nào để thấy được cách làm giáo dục hơn bao giờ hết phải thay đổi trong yêu cầu cấp thiết nhất trong tương lai gần.
(Cuộc sống đã thay đổi quá nhiều trong khi mô hình giáo dục vẫn mang tính "cộng đồng" như cách đây 300 năm về trước)
Tác giả: Ce Phan
Ce Phan, tác giả của bài báo, nhà sáng lập của CEP Education, đang miệt mài xây dựng một chương trình học tiếng Anh hướng tới giảng dạy tiếng Anh, thúc đẩy quá trình hiểu biết ngoại ngữ để giúp người Việt nhanh chóng tiếp cận với nền tri thức của thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét