Khoảng trên dưới chục năm cách đây tôi bị mê hoặc cuốn "Thế giới phẳng" (The world is flat) của tác giả Thomas Friedman cũng giống đứa trẻ đứng bên bờ tre làng nhìn xuyên qua mấy dặm ruộng và thấy thấp thoáng những căn nhà lầu. Quả thực đó là một niềm tin bồi tụ khi mọi thứ dần thu hẹp hơn khi đứa trẻ trong tôi lớn thêm và được đi học gần hơn những căn nhà ấy. Đến lúc cầm cuốn sách đó trên tay sau khi bị nhồi liên tục biết bao nhiêu mỹ từ trên báo chí, truyền thông TV ... Niềm tin về một thế giới phẳng lớn dần sau khi internet dần phổ biến và chiếm lĩnh truyền thông và các nước ngày càng tham gia vài nhiều khối liên kết hơn.
Tôi vốn mơ mộng theo kiểu mụ mỵ, tự sướng như những người Việt xung quanh rằng Việt Nam là một trong những nước hạnh phúc nhất trên thới giới. Và khi nghe tiếp tới những điều nằm bên kia của niềm đại mong ước cân bằng hơn cho người Việt giữa hạnh phúc và tiền bạc. Một cái vốn dĩ có sẵn của riêng mình và một nửa tuyệt vời, không giới hạn từ kiến thức làm giàu từ Âu châu, xứ Mỹ ... Có ai si mê hơn tôi không? Người ta chơi ma tuý đá, hút cần sa một vài giờ sau khi bay bướm với nàng tiên trong tâm hồn thì họ quay lại với cuộc sống thực tại kiếm tiền để tiếp tục còn tôi vẫn cứ mãi dính trong một giấc mơ dài ngày!
Chưa dừng lại ở đó, thế giới này dường như không thiếu những đại mỹ từ khác. Điều tiếp nối trong cơn mê hào sản từ người Mỹ gieo trồng khắp nơi như loài cỏ non có vị chan chát đó là "Thế giới đại đồng" (the united world). Từ một niềm tin mơ mộng của một tác giả viết sách xuất khẩu niềm mơ ước từ Mỹ sau khi một vài phần trên thế giới tìm thấy nhau qua mạng internet. Phần còn lại liệu có đủ phẳng để nhìn xa? Ngay trong một điều hiển nhiên về quang học rằng chúng ta có thể nhìn xa vô tận có ảnh hưởng tới cộng đồng ở góc độ mường tượng hơn là khoa học vốn dĩ của nó. Bạn nhìn được gì từ những phần thuộc Phi Châu, một vài khu vực Nam Mỹ, ở Triều Tiên hay ngay cả internet được phổ dụng hơn ở Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản ...thì liệu bạn biết tới bao nhiêu phần trăm những điều phổng thông nhỉ. Tôi tin là tôi phải phải đợi truyền thông, hoặc những tác giả, dịch giả viết tiếp những trang thông tin mới để giải tiếp những điều căn bản được xem là đủ phẳng.
Ở những diễn biến khác trong khi Bill Gates và những tỷ phú khác bên cạnh góp điện cà dịch vụ y tế cho những mảng tối khác của thế giới, họ cũng đang góp gạch để mọi người đủ cao và nhìn thấy nhau trên không gian mạng nhưng còn quá nhiều chỗ lõm và nhấp nhô. Thần tượng của giới trẻ Mark Zuckerberg thì nói về một thế giới siêu kết nối và mơ ước về một thế giới ít biên giới, cởi mở hơn về nhập cư với niềm tin rằng một cộng đồng sinh hoạt hoàn toàn qua internet với ứng dụng mới về công nghệ thực tế ảo. Phát biểu gây chấn động trong báo chí rồi dội xuống giới nghe nhìn về việc sẽ chi ra 90% gia tài để làm thế giới tốt đẹp hơn thì Mark cũng không quan tâm mấy tới vài chục triệu đô la để di dời 5 căn biệt thự xung quanh mình để có một dinh thự một cõi cho riêng mình ở Nam Cali. Còn nữa, ngoại trưởng John Kerry và đồng thời là triệu phú (có hàng trăm triệu đôla nhờ thừa hưởng từ gia đình vợ), người được báo chí ca tụng là có thiên hướng hoà hảo và chia sẻ quan điểm về nới lỏng yêu cầu về nhập cư vào Mỹ như cách TT Mỹ Barrack Obama thường nói, ông có lẽ không cao hứng mấy khi nói về việc tìm bến đỗ cho du thuyền riêng của mình ở một cảng biển khác để giảm bớt vài trăm nghìn tiền thuế mỗi năm. Liệu ông có thấy có gì đó nhô ra trong túi quần trong thế giới phẳng này?
Niềm tin về thế giới phẳng, hay những thông điệp về thới giới đại đồng có lẽ bắt đầu từ những con người mơ mộng nhất, và lan rộng ra một phần nào đó trên thế giới. Những công dân hạng một và những chánh trị gia quyền năng mau chóng tìm thấy sự tương thích và gần gũi. Thật không khó hiểu khi họ liên tục là nguồn phát tín hiệu bất tận cho truyền thông. Cuối cùng là tôi, người gõ gõ mấy cái này cho bạn đọc là tầng cuối cùng nghe thấy những mỹ từ mất ăn mất ngủ đó. Nhưng xin lưu ý rằng hãy trừ hao, trừ bì những gì được nghe từ giới chính khách, những nhà mộ điệu và bầy kềnh kềnh truyền thông.
Tôi vẫn tin rằng thế giới này còn nhiều góc khuất, vùng lõm mà bạn phải liên tục thay đổi hệ quy chiếu để nhìn về nó. Mảng tối nhiều khi còn nhiều hơn mảng sáng và bạn phải giải quyết từng chuyện cụ thể theo bối cảnh của riêng nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét