Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Cô đơn giữa đám đông: từ hình ảnh cá nhân cho tới đất nước

Tôi xin bắt đầu câu chuyện từ hai chữ tiếng Anh trong một tựa đề sách là "Alone together" (Tạm dịch: cô đơn giữa đám đông), tên của một cuốn sách được viết bởi một giáo sư Sherry Turkle của học viện MIT (Đại học đứng số 1 thế giới) và xuất bản năm 2012. Câu slogan của dòng suy nghĩ được chuyển tải thông qua cái nhìn xuyên lịch sử, văn hóa và sự phát triển thế giới của một tác giả lớn được thể hiện gói gọn trong câu hỏi và cũng chính là câu trả lời: Why We Expect More from Technology and Less from Each Other (Dịch nôm na là: Tại sao chúng ta lại mong đợi nhiều hơn từ công nghệ mà không phải chính từ những con người quanh ta).



Chúng ta nhìn thấy gì trong nỗi cô đơn của người Việt qua lịch sự phát triển đất nước và con người trong từng chặng thăng trầm của thế giới?


Trong giai đoạn sinh thời của dòng giống người Việt và mối lương duyên cũng như sóng ngầm bên trong giữa những cuộc chiến kéo dài suốt hàng nghìn năm lịch sử trong thời kỳ kiến quốc giữa Việt Nam, Tàu và một số nước xung quanh chúng ta. Đó là giai đoạn cho dù đất nước nhỏ bé có lúc thắng lúc, lúc thua có lúc bị đô hộ cả nghìn năm, nhưng ít ra thì sự chênh lệch giữa trình độ và sự phát triển giữa người Việt tiền sử cho đến người Việt lịch sử không thua kém gì nhiều so với những nước xung quanh. Thậm chí có những giai đoạn mà những kỹ thuật của người Việt đã làm cho những nước xung quanh này phải kinh ngạc. Đó là kỹ nghệ đóng thuyền, mà tôi nhớ không lầm trong một tài liệu lịch sử viết lại là sau khi một đô đốc của Tàu bị thất trận trong cuộc chiến với Ngô Quyền, ông đã đưa sớ lên hoàng đế Trung hoa cho người đến Việt Nam để học hỏi kỹ nghệ này (Lúc đó người Tàu mới chỉ biết đóng ghe nhỏ để đánh bắt cá gần bờ là chính, hầu như chưa đóng được thuyền bè lớn có khả năng chiến đấu)


Giai đoạn mà người Việt cảm thấy hoàn toàn ngơ ngác và đơn độc giữa làn đạn của chiến tranh thế giới và sự phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp là lúc người Pháp bắt đầu đặt chân tới Đà Nẵng vào đầu thế kỷ 19. Tuy thế giới đang trong giai đoạn chiến tranh, nhưng đó vẫn được xem là cuộc chiến của những gia tộc lớn - nằm giữ hãng xưởng và chính trị quốc gia, còn người dân ở những nước đế quốc và thực dân vẫn được hưởng cảm giác đang sống trong một xã hội tiên tiến, được sử dụng những phương tiện tân thời nhất trong giai đoạn này. Họ đã biết cầm lá phiếu trên tay để cùng phủ quyết quyền lợi của bản thân dựa trên nền văn minh mới nổi ở những đất nước thời đó. Nơi mà tôi đang nhắc tới đó là Âu châu và Mỹ.


Trải dài giai đoạn này có thể kể từ Nguyễn Trường Tộ cho đến bộ ngũ "Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi" (theo cách gọi của GS. Nguyễn Ngọc Lanh). Đó chẳc hẳn là những bậc trí thức cô đơn nhất. Họ không chỉ bị truy bức của giai cấp cầm quyền để kiềm hãm sự ảnh hưởng và tiếp cận của họ tới nền dân trí mà họ thậm chí còn bị chính 'dân ngu quá lợn' trù dập khi họ trở về từ lao tù. Lịch sử vẫn chưa biết xếp họ vào giai tầng nào cho xứng đáng với đầu óc và cống hiến của họ trong một giai đoạn lịch sử bởi lẽ phải còng 2 tròng của 1 nghiệp người.


Lịch sử đương đại liệu có khá hơn và những con người còn xót lại sau cánh cửa, đứng nhìn thời cuộc và tiếp tục thức thời còn có ai?


Trở lại với những năm đầu mà người Mỹ đến Việt Nam mang theo những container đầu tiên tại cảng Sài Gòn, Hải Phòng ... Vài chục chiếc hộp khổng lồ đó không chỉ là những công cụ giúp người Mỹ và Âu châu tạo ra cuộc cách mạng về vận tải hàng hóa, mà đó là một câu hỏi để mà từ những năm 1950s nó thay cả một nền văn minh nhân loại phát triển thuận chiều với nền kinh tế thị trường và sự tăng tốc đến mỗi tàu siêu vận tải đã có thể chở đến 2 vạn thùng sắt như vậy để thay đổi thế giới. Những chiếc thùng này chở được bất kỳ một loai sản phẩm hàng hóa nào và những con người nội địa đã bắt đầu quen thuộc với những sản phẩm đến từ nhiều nơi với giá cả phải chăng. Đó là quả là một sự lĩnh ngộ vô cùng lớn với người địa phương.


Bất kỳ chế độ nào đi qua, thì giới lãnh đạo sẽ chỉ quanh quẩn ở những khái niệm cai trị của riêng họ. Điều quan trọng nhất là người dân bên trong sống thế nào. Những tưởng rằng người Việt được hưởng bọt sóng từ sự phát triển mới du nhập từ trời Âu, nào ngờ số mệnh lịch sử lại đẩy người Việt tiếp tục lầm tha vào cuộc chiến triền miên suốt cả trăm năm. Đó là cuộc chiến mà những nông dân với gậy gộc, những phụ nữ cầm liềm, những em bé cầm sỏi đá... tất cả dân đen đều phải đổ máu. Trong khi đó, ở chân trời kia con người vẫn được hưởng thái bình và chiến sự có xảy ra thì nó vẫn là cuộc chơi binh quyền, súng đạn và thư hùng trận ... người dân có liên quan ở mức hạn chế nhất. Khái niệm "Chính trị động, xã hội tĩnh" cũng ra đời từ đó.


Sau cuộc đại cách mạng công nghiệp dẫn đến nhiều biến động lớn trên thế giới qua hai cuộc chiến xảy ra trên khắp hành tinh này, thời kỳ internet mở ra cho khoa học một chân trời mới sau khi nó được đáp trả từ yêu cầu của khoa học. Đây là giai đoạn mà mọi người bị choáng ngợp bởi sự phát triển của khoa học công nghệ và nó ảnh hưởng tới tất cả những ngành nghề khác, kể cả: nông nghiệp, giáo dục ... Nhưng một lần nữa người Việt bị lỡ nhịp và không được tận hưởng gì nhiều từ sự phát triển này do không có sự kế thừa của giai đoạn phát triển công nghiệp. Mà lịch sử còn ghi nhận một giai đoạn thụt lùi cả vài chục năm so với các nước khu vực khi giới lãnh đạo trong nước có nhiều định hướng sai lầm về công hữu tư liệu sản xuất.


Lúc này nỗi cô đơn của dân tộc không còn gói gọn ở số ít vì sao sáng như giai đoạn Pháp-Mỹ. Khi mà tỷ lệ ít mù chữ ở những nước như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên cũng như Việt Nam đang ở mức cao và khá tự hào thì tri thức của những con người bên trong vẫn không phát triển. Ở một chiều hướng khác, cách dạy quốc dân biết chữ còn hàm ý dạy cho mọi người biết cách đọc sách, biết đọc báo để tiếp nhận những thông tin và yêu cầu từ giới lãnh đạo. Nỗi lo sợ xã hội có nhiều "Chí Phèo" nguy hiểm hơn là xã hội bình dân học vụ. Dù sao, mọi người biết đọc chữ, hiểu chữ nghĩa vẫn dễ định hướng hơn. Đây là giai đoạn mà nỗi cô đơn được hiểu ở nghĩa rộng hơn. Cô đơn với tiền nhân, xấu hổ khi nhìn lại câu triết lý của Phan Chu Trinh: "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" từ ngày đầu chống Pháp tới mãi về sau người Việt vẫn chưa làm được bước đầu tiên trong 3 bước mà cố nhân đã dạy.



Chuyện của nhà đấu tranh dân chủ Huỳnh Ngọc Chênh ngồi tọa kháng ở ngay chính nơi mà cách đây gần 100 năm người Pháp mở ra một tòa án Hòa giải (Justice de Paix), nay là tòa tháp Sun Wah Tower. Chính vị trí trung tâm là pháp trường, nơi mà máy chém sẽ thi hành công lực của giới cầm quyền đối với số phận của con người. Khi nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh ngồi ở đây vào giữa trưa nơi không còn máy chém, không còn chiếc đồng hồ lịch sử, mà đó là một đài nước phẳng chỉ phun nước vào ban đêm hoặc những dịp quan trọng. Đã không có giọt nước mát nào cho anh, liệu anh có thấy cô đơn giữa đám đông đang vận hành dòng chảy điên cuồng không dẫn tới đâu, liệu anh có cần đồng hồ để nhìn lại những gì đã xảy ra ở chính nơi anh ngồi ...


Trở lại cuốn sách Alone together đã được giới thiệu ở đầu bài. Bạn sẽ thấy gì trong dòng chảy của nhân loại khi mà tiếp đây nữa là công nghệ 3D Printing (Công nghệ sản xuất theo lớp được phun 3 chiều) sẽ là đầu máy để kéo sự phát triển ở những chiều nhất định. Liệu giai đoạn toàn cầu hóa được hiểu là cách hợp tác sản xuất và phân phối bây giờ sẽ sắp sửa được thay đổi khi mà một hảng, một đất nước có thể làm ra các sản phẩm đầu-cuối và họ chỉ cần đến tư liệu tinh và lực lượng sản xuất ở trình độ cao. Việt Nam rồi sẽ là toa tàu nào trong chuỗi đoàn tàu thế giới đang chạy bằng đầu kéo đó. Hy vọng đó không phải là toa cuối, hoặc một chiếc xe đẩy bên đường đứng nhìn thời cuộc.

Niềm tin cho sự phát triển và bắt kịp hơi thở thế giới của người Việt vẫn còn khá e dè. Mới 2 hôm trước thôi, hàng loạt 4, 5 tờ báo lớn đều đồng loạt đăng loạt bài về giáo dục, rằng: Việt Nam muốn thay đổi giáo dục. Tưởng chừng đó là một dấu hiệu tốt đẹp nhưng những gì mà giới tri thức làm được đó là mang hình ảnh con trẻ với hình hài đáng thương và góc nhìn của những kẻ thất bại đã về hưu để thuyết phục công chúng. Tôi đã liên lạc tới tờ báo có lượt chia sẻ lớn trên mạng xã hội Facebook là Cafebiz để gỡ tấm hình đứa trẻ khóc, vì nó vi phạm nhân quyền và đạo đức nghề báo. Điều đáng buồn nhất, đó là hàng trăm nghìn lượt chia sẻ bài viết giống như bắt được vàng, hay nhận ra một chân lý ghê gớm gì đó về giáo dục, hay đó chỉ là sự chia sẻ trong vô thức. 

Hãy nhắm mắt lại, đừng tranh luận, đừng nói về những điều khác nữa... hãy tưởng tượng bạn sẽ như thế nào nếu bạn là ba mẹ của đứa trẻ đó, hay chính bạn là đứa trẻ đó. Hình ảnh khóc, buồn đau đó là cái "nhãn" gắn liền với cuộc đời của em. Bạn bè, xã hội nhìn về em như một điều gì đó đặc biệt, xúc động, thương cảm .... ! Tội nghiệp cho cuộc đời của em khi phải sống với cả xã hội trơ trét như thế này. Nếu đó là chuyện xảy ra ở trời Âu trong một gia đình người da trắng thì sẽ có một vụ kiện, nếu đó xảy ra với một gia đình hồi giáo ... thì đó sẽ là hình ảnh nuôi nấng sự bất mãn xã hội, chán ghét cuộc sống của loài người. Và đó sẽ là ... những vụ khủng bố. Chỉ vì ... cô đơn giữa đám đông. 

Hãy đừng nói, đừng nói, hãy nghĩ và mường tượng xem !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét