Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Từ Nguyễn Trường Tộ cho đến những tranh luận ngày nay về dạy tiếng Hán ở Việt Nam



Bài viết của tác giả: Phạm Minh Tùng, đang du học tại Baden-Württemberg, CHLB Đức. Bài báo này được đăng tại báo BBC Tiếng Việt để góp ý một góc nhìn mới về giáo dục tiếng Hán trong chương trình học chính khóa tại Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử cuối thế kẻ XIX, nhà duy tân tiên phong lỗi lạc Nguyễn Trường Tộ trong khi chủ trương xây dựng chữ Quốc Ngữ ở Việt Nam, đã không dùng chữ Quốc ngữ do các nhà truyền đạo phương Tây sáng tạo.

Ông chủ trương lấy chữ Hán để đọc âm theo nghĩa Việt.

Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận lợi ích của chữ Quốc Ngữ được latin hóa. Trong khi đó, với chữ Hán, phải “thập niên đăng hỏa” (mười năm đèn sách), chữ Quốc ngữ chỉ cần học hết lớp một (theo chương trình giáo dục Việt Nam) cũng đã có thể đọc thông viết thạo.

Lịch sử cũng đã chứng minh rằng chữ Quốc ngữ đã giúp Việt Nam xóa nạn mù chữ sau năm 1945, và quan trọng hơn cả là giúp Việt Nam phân định sự khác biệt đối với anh bạn “láng giềng lâu năm”.

Lịch sử đã sang trang, Việt Nam ngày hôm nay là sự năng động và toàn cầu hóa.

Và trong sự toàn cầu hóa này, Việt Nam cần phát huy và tận dụng lịch sử, ngôn ngữ lâu đời để tiếp cận tinh hoa và kiến thức Đông Á một cách dễ dàng hơn.

Nền tảng cường quốc

Nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo trong bài viết "Chữ Tây và Chữ Hán chữ nào hơn?" (theo Bán Nguyệt san Kiến thức ngày nay, 1989), cho rằng từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, người châu Âu yên trí rằng mình dùng chữ viết ABC - thứ chữ ghi âm là hợp lý nhất.

Nhưng từ sau những năm 30 của thế kỷ XX, sau các công trình của trường ngữ học Prague nêu rõ những chức năng và yêu cầu của ngôn ngữ viết khiến cho nó khác với ngôn ngữ nói thì quan điểm chữ viết ghi âm ưu việt hơn đã phải nhường chỗ cho quan điểm “tổ hợp âm” chữ viết.

Năm 1978, một nhóm học ở Mỹ đã làm thí nghiệm, họ mở một lớp gồm trẻ em bị chứng Alexia (chứng bệnh không học chữ được) bằng cách dạy cho chúng tiếng Anh nhưng bằng chữ Hán.


Tác giả dẫn lời học giả nước ngoài cho rằng chữ Hán là một nền tảng của sự thịnh vượng của một số cường quốc châu Á ngày nay.

Ví dụ: “He came to a high mountain”, chữ Hán là 他 到 及 一 高 (tha đáo cập nhất cao sơn), thì sau 1 năm, các em đọc và viết được 1.600 từ đơn và về khả năng hấp thụ tri thức tỏ ra không 'đần độn' chút nào.

Thậm chí kết quả học tập có phần trội hơn các em tiểu học bằng chữ ABC. Điều này có thể lý giải bời vì, đối với loại trẻ khuyết tật, khả năng của bán cầu bên phải (tri giác tổng hợp) trội hơn khả năng của bán cầu bên trái (tri giác phân tích).

Để chứng minh tính ưu việt của hiện tượng này, người ta còn xét đến cơ chế của việc đọc chữ, và khi đọc, người biết chữ thành thục không cần đánh vần.

Họ nhận ra các từ qua diện mạo chung của chúng không khác gì bằng cách lần lượt nhận ra từng chi tiết (mắt, mũi, miệng, rồi tai…), mà nhận ra ngay toàn thể diện mạo của vật hay người đó.

Tâm lý học hiện đại từ đó mà có khái niệm “diện mạo tổng quát”, được gọi là Gestalt.

Nếu Gestalt càng gọn ghẽ thì việc nhận dạng càng nhanh chóng. Chính từ quan điểm trên mà năm 1985, trong cuốn sách 'Le nouveau monde sinisé' (tạm dịch “Thế giới Hán hóa mới”), Leon Vandermeersch đã chỉ ra rằng: sở dĩ các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, và Singapore phát triển nhanh chóng thành những “con rồng” của châu Á vì họ vẫn dùng chữ Hán.

So sánh khập khiễng

Theo tôi đã có sự so sánh khập khiễng giữa hệ thống chữ Latin với hệ thống chữ Hán.

Chữ Latin đã tồn tại từ rất lâu và ngày hôm nay hệ thống latin có ảnh hưởng không nhỏ đến từ vựng của ngôn ngữ Phương Tây.

Bằng chứng là rất nhiều từ vựng tiếng Anh giống tiếng Đức, tiếng Pháp. Vì thế, giới trẻ phương Tây có thể thành thạo nhiều thứ tiếng và trở nên năng động hơn, trở thành công dân toàn cầu một cách dễ dàng.

Còn với Việt Nam, gần như chúng ta đã thay đổi hoàn toàn một thệ thống chữ cái khác hẳn. Hệ thống chữ cái Việt Nam ngày nay chẳng còn liên hệ một chút nào đến các từ Hán - Nôm.

Vì thế người Việt học tiếng Anh, Pháp, Đức cũng khó (chữ Latin, nghĩa Hán - Việt), học tiếng Trung, Nhật, cũng khó (Nghĩa Hán Việt, chữ Hán tự).

Nói một cách khác, người Việt học tiếng Anh và tiếng Hán đều mất nhiều thời gian. Một sự bất lợi mà chính sau khi Chính Phủ Trần Trọng Kim ban hành phổ cập chữ quôc ngữ cũng không thể ngờ tới.

Về Thế giới Hán hóa ngày nay, có thể chia sẻ một chuyện. Tại một ngôi làng nhỏ thuộc bang Baden-Wuttemberg, nước Đức, một bộ phận sinh viên Đức học kinh tế chính hiệu có thể giao tiếp cơ bản tiếng Hán.
Chữ Hán có thể giúp đỡ việc học văn hóa và ngôn ngữ của một số đối tượng là trẻ em khuyết tật, theo tác giả.

Vào mỗi thứ năm hàng tuần, ngay chính tại night club Expressguthalle nổi tiếng nhất ngôi làng đó, sau khi chìm đắm vào những ly rượu Cocktail, các sinh viên Đức lại thi tài với nhau về khả năng nói nhiều thứ tiếng. Và một trong những ngôn ngữ không thể thiếu đó là tiếng Trung.

Tại các thành phố lớn như London, New York, Paris đều có một bộ phận không nhỏ người Hoa đang sinh sống và làm việc.

Còn đối với Việt Nam, các nước nói tiếng Trung như Đài Loan, Singapore, Trung Quốc và cả Malaysia đều là những đất nước có lượng đầu tư lớn vào Việt Nam. Một số lượng lớn du học sinh Việt hiện đang du học tại những đất nước này. Và quan trọng hơn cả, số lượng người nói tiếng Trung đã vượt qua số lượng người nói tiếng Anh trên toàn thế giới.

Sự 'giống nhau' Hán - Việt

Tiếng Hán đã gia nhập kho tàng ngôn ngữ Việt dưới tên gọi Hán - Việt. Nó chiếm khoảng 70% vốn từ tiếng Việt như ta thường thấy, đặc biệt là trong kinh tế và chính trị .

Đơn giản như từ: “chủ quyền” thì tiếng Hán là “主权”- đọc là “Zhǔquán”, còn tiếng Anh là sovereignty. Khả năng ghi nhớ từ vựng tiếng Hán (âm pinyin) sẽ nhanh hơn tiếng Anh.

Như một sự khởi đầu, theo tôi, dẫu biết thay đổi một sớm một chiều một hệ thống giáo dục là vô cùng khó, thế nhưng thay đổi step-by-step (từng bước một) là điều hoàn toàn có thể làm được. Phổ cập chữ Hán - Nôm cơ bản có thể khởi đầu từ những học sinh cấp hai.

Sự kết hợp giữa ngữ văn và đọc viết cơ bản chữ Hán Nôm nên đi song hành vào các tác phẩm thơ phiên âm đang giảng dạy. Những bài thi, bài kiểm tra Hán - Nôm học thực sự cần sự trú trọng và tính nghiêm túc trong giảng dạy.

Nếu truyện Kiều được dạy bằng Hán - Nôm thì chắc chắn sẽ đặc sắc hơn cái kiểu học thuộc lòng “bằng chữ Quốc ngữ” như bây giờ.

Các nhà làm chính sách nên coi chữ Hán Nôm như là một văn hóa từ ngàn đời nay do cha ông ta đúc kết lại để những thế hệ sau có cơ hội được quảng bá một loại chữ viết đặc sắc của Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Để thay cho lời kết, chúng tôi nghĩ rằng ngược dòng lịch sử cuối thế kẻ XIX, nhà duy tân tiên phong lỗi lạc Nguyễn Trường Tộ khi chủ trương xây dựng chữ Quốc Ngữ, đã không dùng chữ Quốc ngữ do các nhà truyền đạo phương Tây sáng tạo.

Ông chủ trương lấy chữ Hán để đọc âm theo nghĩa Việt. Hơn một thế kỷ trôi qua, có lẽ đề xuất của Nguyễn Trường Tộ vẫn còn mang tính thời đại.

(Ghi chú của tác giả: "Bài viết có dùng nguồn từ bài báo “Cần khẩn trương khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông Việt Nam” của Nguyễn Đình Chú trong tạp chí Hán Nôm số 2 (69) năm 2005.")

Ghi chú: Tựa đề do Ce Phan đặt lại để phù hợp với nội dung của bài đăng trên blog này

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Cô đơn giữa đám đông: từ hình ảnh cá nhân cho tới đất nước

Tôi xin bắt đầu câu chuyện từ hai chữ tiếng Anh trong một tựa đề sách là "Alone together" (Tạm dịch: cô đơn giữa đám đông), tên của một cuốn sách được viết bởi một giáo sư Sherry Turkle của học viện MIT (Đại học đứng số 1 thế giới) và xuất bản năm 2012. Câu slogan của dòng suy nghĩ được chuyển tải thông qua cái nhìn xuyên lịch sử, văn hóa và sự phát triển thế giới của một tác giả lớn được thể hiện gói gọn trong câu hỏi và cũng chính là câu trả lời: Why We Expect More from Technology and Less from Each Other (Dịch nôm na là: Tại sao chúng ta lại mong đợi nhiều hơn từ công nghệ mà không phải chính từ những con người quanh ta).



Chúng ta nhìn thấy gì trong nỗi cô đơn của người Việt qua lịch sự phát triển đất nước và con người trong từng chặng thăng trầm của thế giới?


Trong giai đoạn sinh thời của dòng giống người Việt và mối lương duyên cũng như sóng ngầm bên trong giữa những cuộc chiến kéo dài suốt hàng nghìn năm lịch sử trong thời kỳ kiến quốc giữa Việt Nam, Tàu và một số nước xung quanh chúng ta. Đó là giai đoạn cho dù đất nước nhỏ bé có lúc thắng lúc, lúc thua có lúc bị đô hộ cả nghìn năm, nhưng ít ra thì sự chênh lệch giữa trình độ và sự phát triển giữa người Việt tiền sử cho đến người Việt lịch sử không thua kém gì nhiều so với những nước xung quanh. Thậm chí có những giai đoạn mà những kỹ thuật của người Việt đã làm cho những nước xung quanh này phải kinh ngạc. Đó là kỹ nghệ đóng thuyền, mà tôi nhớ không lầm trong một tài liệu lịch sử viết lại là sau khi một đô đốc của Tàu bị thất trận trong cuộc chiến với Ngô Quyền, ông đã đưa sớ lên hoàng đế Trung hoa cho người đến Việt Nam để học hỏi kỹ nghệ này (Lúc đó người Tàu mới chỉ biết đóng ghe nhỏ để đánh bắt cá gần bờ là chính, hầu như chưa đóng được thuyền bè lớn có khả năng chiến đấu)


Giai đoạn mà người Việt cảm thấy hoàn toàn ngơ ngác và đơn độc giữa làn đạn của chiến tranh thế giới và sự phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp là lúc người Pháp bắt đầu đặt chân tới Đà Nẵng vào đầu thế kỷ 19. Tuy thế giới đang trong giai đoạn chiến tranh, nhưng đó vẫn được xem là cuộc chiến của những gia tộc lớn - nằm giữ hãng xưởng và chính trị quốc gia, còn người dân ở những nước đế quốc và thực dân vẫn được hưởng cảm giác đang sống trong một xã hội tiên tiến, được sử dụng những phương tiện tân thời nhất trong giai đoạn này. Họ đã biết cầm lá phiếu trên tay để cùng phủ quyết quyền lợi của bản thân dựa trên nền văn minh mới nổi ở những đất nước thời đó. Nơi mà tôi đang nhắc tới đó là Âu châu và Mỹ.


Trải dài giai đoạn này có thể kể từ Nguyễn Trường Tộ cho đến bộ ngũ "Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi" (theo cách gọi của GS. Nguyễn Ngọc Lanh). Đó chẳc hẳn là những bậc trí thức cô đơn nhất. Họ không chỉ bị truy bức của giai cấp cầm quyền để kiềm hãm sự ảnh hưởng và tiếp cận của họ tới nền dân trí mà họ thậm chí còn bị chính 'dân ngu quá lợn' trù dập khi họ trở về từ lao tù. Lịch sử vẫn chưa biết xếp họ vào giai tầng nào cho xứng đáng với đầu óc và cống hiến của họ trong một giai đoạn lịch sử bởi lẽ phải còng 2 tròng của 1 nghiệp người.


Lịch sử đương đại liệu có khá hơn và những con người còn xót lại sau cánh cửa, đứng nhìn thời cuộc và tiếp tục thức thời còn có ai?


Trở lại với những năm đầu mà người Mỹ đến Việt Nam mang theo những container đầu tiên tại cảng Sài Gòn, Hải Phòng ... Vài chục chiếc hộp khổng lồ đó không chỉ là những công cụ giúp người Mỹ và Âu châu tạo ra cuộc cách mạng về vận tải hàng hóa, mà đó là một câu hỏi để mà từ những năm 1950s nó thay cả một nền văn minh nhân loại phát triển thuận chiều với nền kinh tế thị trường và sự tăng tốc đến mỗi tàu siêu vận tải đã có thể chở đến 2 vạn thùng sắt như vậy để thay đổi thế giới. Những chiếc thùng này chở được bất kỳ một loai sản phẩm hàng hóa nào và những con người nội địa đã bắt đầu quen thuộc với những sản phẩm đến từ nhiều nơi với giá cả phải chăng. Đó là quả là một sự lĩnh ngộ vô cùng lớn với người địa phương.


Bất kỳ chế độ nào đi qua, thì giới lãnh đạo sẽ chỉ quanh quẩn ở những khái niệm cai trị của riêng họ. Điều quan trọng nhất là người dân bên trong sống thế nào. Những tưởng rằng người Việt được hưởng bọt sóng từ sự phát triển mới du nhập từ trời Âu, nào ngờ số mệnh lịch sử lại đẩy người Việt tiếp tục lầm tha vào cuộc chiến triền miên suốt cả trăm năm. Đó là cuộc chiến mà những nông dân với gậy gộc, những phụ nữ cầm liềm, những em bé cầm sỏi đá... tất cả dân đen đều phải đổ máu. Trong khi đó, ở chân trời kia con người vẫn được hưởng thái bình và chiến sự có xảy ra thì nó vẫn là cuộc chơi binh quyền, súng đạn và thư hùng trận ... người dân có liên quan ở mức hạn chế nhất. Khái niệm "Chính trị động, xã hội tĩnh" cũng ra đời từ đó.


Sau cuộc đại cách mạng công nghiệp dẫn đến nhiều biến động lớn trên thế giới qua hai cuộc chiến xảy ra trên khắp hành tinh này, thời kỳ internet mở ra cho khoa học một chân trời mới sau khi nó được đáp trả từ yêu cầu của khoa học. Đây là giai đoạn mà mọi người bị choáng ngợp bởi sự phát triển của khoa học công nghệ và nó ảnh hưởng tới tất cả những ngành nghề khác, kể cả: nông nghiệp, giáo dục ... Nhưng một lần nữa người Việt bị lỡ nhịp và không được tận hưởng gì nhiều từ sự phát triển này do không có sự kế thừa của giai đoạn phát triển công nghiệp. Mà lịch sử còn ghi nhận một giai đoạn thụt lùi cả vài chục năm so với các nước khu vực khi giới lãnh đạo trong nước có nhiều định hướng sai lầm về công hữu tư liệu sản xuất.


Lúc này nỗi cô đơn của dân tộc không còn gói gọn ở số ít vì sao sáng như giai đoạn Pháp-Mỹ. Khi mà tỷ lệ ít mù chữ ở những nước như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên cũng như Việt Nam đang ở mức cao và khá tự hào thì tri thức của những con người bên trong vẫn không phát triển. Ở một chiều hướng khác, cách dạy quốc dân biết chữ còn hàm ý dạy cho mọi người biết cách đọc sách, biết đọc báo để tiếp nhận những thông tin và yêu cầu từ giới lãnh đạo. Nỗi lo sợ xã hội có nhiều "Chí Phèo" nguy hiểm hơn là xã hội bình dân học vụ. Dù sao, mọi người biết đọc chữ, hiểu chữ nghĩa vẫn dễ định hướng hơn. Đây là giai đoạn mà nỗi cô đơn được hiểu ở nghĩa rộng hơn. Cô đơn với tiền nhân, xấu hổ khi nhìn lại câu triết lý của Phan Chu Trinh: "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" từ ngày đầu chống Pháp tới mãi về sau người Việt vẫn chưa làm được bước đầu tiên trong 3 bước mà cố nhân đã dạy.



Chuyện của nhà đấu tranh dân chủ Huỳnh Ngọc Chênh ngồi tọa kháng ở ngay chính nơi mà cách đây gần 100 năm người Pháp mở ra một tòa án Hòa giải (Justice de Paix), nay là tòa tháp Sun Wah Tower. Chính vị trí trung tâm là pháp trường, nơi mà máy chém sẽ thi hành công lực của giới cầm quyền đối với số phận của con người. Khi nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh ngồi ở đây vào giữa trưa nơi không còn máy chém, không còn chiếc đồng hồ lịch sử, mà đó là một đài nước phẳng chỉ phun nước vào ban đêm hoặc những dịp quan trọng. Đã không có giọt nước mát nào cho anh, liệu anh có thấy cô đơn giữa đám đông đang vận hành dòng chảy điên cuồng không dẫn tới đâu, liệu anh có cần đồng hồ để nhìn lại những gì đã xảy ra ở chính nơi anh ngồi ...


Trở lại cuốn sách Alone together đã được giới thiệu ở đầu bài. Bạn sẽ thấy gì trong dòng chảy của nhân loại khi mà tiếp đây nữa là công nghệ 3D Printing (Công nghệ sản xuất theo lớp được phun 3 chiều) sẽ là đầu máy để kéo sự phát triển ở những chiều nhất định. Liệu giai đoạn toàn cầu hóa được hiểu là cách hợp tác sản xuất và phân phối bây giờ sẽ sắp sửa được thay đổi khi mà một hảng, một đất nước có thể làm ra các sản phẩm đầu-cuối và họ chỉ cần đến tư liệu tinh và lực lượng sản xuất ở trình độ cao. Việt Nam rồi sẽ là toa tàu nào trong chuỗi đoàn tàu thế giới đang chạy bằng đầu kéo đó. Hy vọng đó không phải là toa cuối, hoặc một chiếc xe đẩy bên đường đứng nhìn thời cuộc.

Niềm tin cho sự phát triển và bắt kịp hơi thở thế giới của người Việt vẫn còn khá e dè. Mới 2 hôm trước thôi, hàng loạt 4, 5 tờ báo lớn đều đồng loạt đăng loạt bài về giáo dục, rằng: Việt Nam muốn thay đổi giáo dục. Tưởng chừng đó là một dấu hiệu tốt đẹp nhưng những gì mà giới tri thức làm được đó là mang hình ảnh con trẻ với hình hài đáng thương và góc nhìn của những kẻ thất bại đã về hưu để thuyết phục công chúng. Tôi đã liên lạc tới tờ báo có lượt chia sẻ lớn trên mạng xã hội Facebook là Cafebiz để gỡ tấm hình đứa trẻ khóc, vì nó vi phạm nhân quyền và đạo đức nghề báo. Điều đáng buồn nhất, đó là hàng trăm nghìn lượt chia sẻ bài viết giống như bắt được vàng, hay nhận ra một chân lý ghê gớm gì đó về giáo dục, hay đó chỉ là sự chia sẻ trong vô thức. 

Hãy nhắm mắt lại, đừng tranh luận, đừng nói về những điều khác nữa... hãy tưởng tượng bạn sẽ như thế nào nếu bạn là ba mẹ của đứa trẻ đó, hay chính bạn là đứa trẻ đó. Hình ảnh khóc, buồn đau đó là cái "nhãn" gắn liền với cuộc đời của em. Bạn bè, xã hội nhìn về em như một điều gì đó đặc biệt, xúc động, thương cảm .... ! Tội nghiệp cho cuộc đời của em khi phải sống với cả xã hội trơ trét như thế này. Nếu đó là chuyện xảy ra ở trời Âu trong một gia đình người da trắng thì sẽ có một vụ kiện, nếu đó xảy ra với một gia đình hồi giáo ... thì đó sẽ là hình ảnh nuôi nấng sự bất mãn xã hội, chán ghét cuộc sống của loài người. Và đó sẽ là ... những vụ khủng bố. Chỉ vì ... cô đơn giữa đám đông. 

Hãy đừng nói, đừng nói, hãy nghĩ và mường tượng xem !

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

'Khô héo lời' và 'sa mạc lời' được minh họa qua 2 video ca nhạc

Đây là lần đầu tiên tôi dùng 2 tiếng lóng mà thỉnh thoảng tôi thấy các bạn trẻ hay dùng qua các mạng xã hội là "khô héo lời" (có nghĩa là- không còn lời nào để nói) và "sa mạc lời" (có nghĩa là- có nhiều điều để nói, có nhiều ý nghĩa).

Các chủ đề khác tôi thường trì hoãn tới cuối tuần mới viết và chia sẻ những trải nghiệm của riêng mình. Nhưng bài này tôi chỉ dẫn lên 2 video để minh họa cho 2 cụm từ mà tôi vừa đề cập ở trên và xin không bình luận gì hơn về nội dung trong video.

Mở mắt để xem, lắng tai nghe và nhận xét bằng con tim nhé !

Video 1:

(Tôi không muốn đưa clip này lên, hãy xem qua Facebook của người đã chia sẻ)

Video 2:





Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Cầm tinh con khỉ hay làm trò khỉ?

Trong 4 con vật mà Robert Kiyosaki minh hoạ cho 4 kiểu người trong một xã hội, gồm có: con khỉ, con sư tử, con cú và con ngựa thì tôi đặc biệt quan tâm tới con khỉ. Sở dĩ theo tác giả phác hoạ, con khỉ tượng trưng cho nhóm người thông minh, lanh lợi. Họ có năng lực làm việc rất linh loạt, biết dựa vào uy thế của sư tử, biết lắng nghe cú và biết cách sử dụng ngựa. Cũng vì thế mà mỗi khi tôi hỏi học trò về hình tượng con vật mà bạn yêu thích trong nhóm 4 con đó thì phần đông vẫn chọn con khỉ.

Đó là câu chuyện của một doanh nhân Mỹ gốc Nhật, còn người Việt thì tâm niệm nhân sinh quan theo thuyết ngũ hành có ảnh hưởng từ Trung Quốc. Người miền Bắc khi gặp nhau thì hỏi "bạn cầm tinh con gì?", câu này trong miền Nam thì được hiểu là "bạn tuổi con gì?". Những nhà bói toán thời xưa quan niệm từng con vật tái hiện cho một chòm sao chiếu mạng được gọi là can chi và mỗi người sẽ lớn lên và tái hiện rõ nét dần theo tâm niệm cho mỗi chòm sao đặc thù.

Dù chỉ có 12 chòm sao theo quan niệm cổ, nhưng những nhà chiêm tinh học tin rằng chừng ấy là đủ để có những dự báo cho số phận của mỗi con người. Và người Việt thời hiện đại thì có vẻ càng dễ tiên lượng hơn. Tôi thấy mình là một trong số khoảng 90 triệu con khỉ đang tồn tại với những biểu hiện rất giống nhau.

Người Việt đang trong 'giai đoạn quá độ' trong cả xu hướng chung được định nghĩa bởi một đảng phái chính trị duy nhất và cả tính cách riêng được tái hiện qua cách 'suy nghĩ nước đôi' (double-think) khi ai cũng phải học cách lươn lẹo để định nghĩa bản thân mình trong xã hội mà nó không cổ xuý cho chủ nghĩa cá nhân. Mặc dù theo cách hiểu triết học thì đi lên từ chủ nghĩa cá nhân tới chủ nghĩa cộng đồng (tập thể) hay ngược lại thì cả hai hình thái đó đều hiện diện bên trong mỗi người. Một trong hai điều bị loại trừ trong một thể chế chính trị nào cũng có thể khiến con người làm 'trò khỉ' để tồn tại.

*********

Một xu hướng mới mà gần đây các nhà lãnh đạo tương lai đều rất chú tâm đó là vấn đề về nhập cư. Tôi có đọc nhiều bài phân tích về quan điểm chính trị của 2 ứng viên hàng đầu cho chiếc ghế tổng thống vào đầu năm 2017 của nước Mỹ. Tất cả những lời tranh hùng trong giai đoạn bầu cử đều hướng về những điều cao cả nhất mà các vị muốn làm cho loài người, cụ thể đó là người Mỹ.

Ông Donald Trump thực sự làm tôi chú ý với phát biểu phản bác lại với chính sách nhập cư mà đối với người nước ngoài tới Mỹ thì cho là nhân bản, người bên trong thì khen ngợi như một chính sách hay để thu lời cho nước Mỹ. Đó là chính sách cho những bà mẹ mang bầu (Anchor Baby) có thể đến nước Mỹ để sinh con và tăng khả năng xin được giấy nhập cư cho con trong tương lai. Người Mỹ một thời gian dài rất biết kiếm lời từ kinh doanh "giấc mơ Mỹ". Trong cuốn Crippled America ông Donald Trump thể hiện ý đồng tình với chính sách này mà chỉ đề cao hình thức nhập cư mà người đến với nước Mỹ phải là những người có tài năng thật sự, có đóng góp lâu dài cho nước Mỹ chứ không phải những đứa trẻ "chưa được định nghĩa" như chính sách của TT đương nhiệm Barack Obama.

Nhiều tờ báo Mỹ và Âu Châu có cách gọi cho những công dân toàn cầu có trí tuệ, tiền bạc và địa vị xã hội là nhóm "high class" - bao gồm những con người mà đất nước nào cũng muốn có. Ở Việt Nam, một thời người ta nói đến công dân hạng A, theo cách tương tự và có thể ảnh hưởng từ Nga, đó là nhóm những người có đặc quyền, được ưu tiên về luật pháp và có "nhiều chế độ" riêng. Nếu vậy thì ở Việt có khoảng trên dưới 20 người bao gồm các uỷ viên BCT và những cốt cán đứng sau sẽ được xếp hạng A, nhóm hơn 1000 người uỷ viên trung ương Đảng đang làm các vị trí quan trọng theo các bộ, hoặc địa phương có thể sẽ là nhóm B+. Còn lại khoảng 90 triệu dân còn lại thì lần lượt là B,C,D... Gọi chung là nhóm con khỉ- phải lươn lẹo, chìm nổi với thế gian để được định nghĩa chính mình.

*********

Cách đây không lâu tôi đọc báo và thấy lời tự để trong ngoặc kép: "ai cũng muốn đi nước ngoài vậy ai sẽ xây dựng đất nước này đây?"- của một nữ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Tôi cũng tự hỏi bản thân mình những điều tương tự và miên man trong một câu nói khác của bà chủ tịch quốc hội đương thời Nguyễn Thị Kim Ngân là "bạn đã làm gì cho đất nước này chưa?".

Chưa tìm được câu trả lời lớn cho một bức tranh chung, nhưng những sự thật này thì có thể lý giải cho sự do dự của phần nào đó những người Việt có suy nghĩ như tôi. Nơi tôi sinh ra có tên gọi là Liên Trì, thuộc xã Bình Kiến, tỉnh Phú Yên, có một cái ao sen lớn được lấy đặt tên cho địa danh cả hơn 100 năm nay. Đó là một vùng đất trù phú-yên bình như cách các cụ nhìn nhận về nơi đây. Nhưng chỉ mới đây thôi, các ao sen diện tích chiếm không tới 1 hecta đất, nhưng cũng bị quy hoạch và lấp bỏ trong một dự án bắt đầu khoảng hơn 15 năm nay. Tới giờ, ao sen mất, dự án chưa xây và chủ thấy những hàng rào lưới thép B40 giăng khắp vùng để bao đất.

Tôi không thể định nghĩa quê hương mình sinh ra cho ngững người bạn từ Sài Gòn, hay ngoại quốc. Nhưng các em trẻ tuổi hơn thì có! Có em từng giải thích với tôi về cái tên "Liên Trì" sở dĩ là cái quán nhậu ở gần đó có một cái ao sen cũng khá lớn, có tên là "Hồ Sen quán". Tôi nói với em là tôi biết rất rõ lai lịch của quán này, nó chỉ mới mở từ năm 2001 từ một tay có "máu mặt" thôi. Vậy là tôi nhận ra, có một thế hệ mới đang tự tìm định nghĩa mới cho riêng mình về những dấu chỉ đã đánh mất.

Một cái tên Liên Trì khác cũng vừa bị chôn vùi trong đống đổ nát. Đó là tên của một ngôi chùa ở thành phố này. Nó bị buộc phải di dời để nhường chỗ cho một dự án mới, mặc cho sự ngăn cản của giới chuyên gia, những nhà tâm linh và cả sư trụ trì. Sự thay thế không đến sự tự nguyện hay chí ít là sự thoả hiệp mang tính cởi mở cho một ngôi chùa 70 tuổi, mà lại đến từ sự ép buộc, đàn áp.

Mặc dù, cũng có nhiều người nhìn về những dự án mới với nhiều điều thích thua, nhưng tôi đã không thể thuyết phục mình cho những điều mới mẻ đó. Tôi đã lỡ nói về những giá trị cũ là "quê hương tôi", là "đất nước tôi" với bạn bè nước ngoài, giờ có còn bao nhiêu cái là của chữ tôi nữa đây. Giờ nó là đất nước của các ông, các bà công dân hạng A hoặc hạng B. Hãy tự tiếp tục định đoạt cho cái "đất nước" của riêng mình đi chứ sao lại quay ra hỏi "tôi đã làm gì?".

Sống từng ngày trên đất nước mà mình là một phần nhỏ trong đất, từng hơi thở từng nhịp đập con tim của mình tìm thấy sự đồng điệu trong đó ... cũng là cho đất nước này chứ đâu? Bởi vậy, từng ngày từng giờ trôi đi khi những thứ xảy ra xung quanh chủ là trò khỉ (monkeying) thì tôi làm một con khỉ thay cho con người. Còn phần người tôi đang gửi gắm nơi nao!?

*********

Cũng như mọi ngày tôi vẫn ngồi viết blog tại một quán cafe nhỏ vào những lúc rảnh rỗi. Hoạt động thường ngày của tôi vẫn chỉ xoay quanh chuyện: nghe-nói-đọc-viết với góc nhìn ngôn ngữ là chính yếu, bởi lẽ từ lúc dạy tiếng Anh tôi có xu hướng để ý nhiều hơn tới cách mọi người biểu hiện thông qua ngôn ngữ.

Tôi vẫn ngồi viết khi mà những ông giáo già xung quanh mình đang nói nhiều về chuyện tướng số và tử vi. Tôi thích nghe hơn là quan tâm tới chủ đề của câu chuyện nên nhiều khi tôi trải nghiệm khác đi với những gì được nói ở đây.

Câu chuyện cho một ngày cuối tuần.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Trí khôn dưới chân và cục đất gắn trên đầu

Mở đầu với tựa hơi quái lạ và không mấy suông chữ sở dĩ là do tôi đang nghĩ tới câu chuyện ở một đất nước Nam Mỹ xa xôi và quy chiếu tới những con người quanh mình để thấy cái rối rắm của trí nhân và cái giá có thể nhìn thấy được cho những quyết định của riêng mình và trò chơi đang diễn ra xung quanh.

Hôm nay (15/9) các tờ báo lớn trên thế giới đồng loạt đưa tin về sự suy sụp kinh tế của Venezuela dẫn tới mối nguy vỡ nợ mà nhiều chủ nợ đang thấp thỏm và bàn tính mưu kế để dàn xếp cho một nền chính trị mới cho đất nước này sau 16 năm với cuộc chơi có tên gọi là "chủ nghĩa xã hội" được Hugo Chavez khởi xướng năm 1999.

Kiểu não toàn đất chắc hẳn không dành cho lãnh đạo của đất nước Nam Mỹ này và cũng không dành cho giới lãnh đạo những nước khác có cùng thể chế chính trị. Thực ta, họ quá khôn trong toan tính chính trị khi các đối thủ thất thế và nhanh chóng quốc hữu hoá tài sản để giành lấy quyền quyết định về cho đảng lãnh đạo và thong thả nhìn về lợi ích của riêng mình. Tôi đang nghĩ tới phần đông người còn lại, họ luôn bị cuốn hút bởi những mỹ từ về "quyền bình đẳng", "quyền làm chủ" và đồng ý xây dựng thiên đàng với quỷ dữ.

Đó quả là một canh bạc, mà người dân đặt cược tài sản, tính mạng và cả tiền đồ của mình cho nhà cái. Quá dễ để những người là tụ con trong canh bạc đó có cảm giác rằng tụ cái đang làm mọi điều trong sạch khi xào bài ngay trước mắt mình. Có lúc thắng, có lúc thua tuỳ thuộc vào độ "ban phước" của thằng bồi. Nhưng hơn hết ai cũng nhận ra là nhà cái lúc nào cũng kiếm bộn và sẵn sàng mở thêm nhiều sòng khác để mân mê con bạc!

Trở lại câu chuyện đang diễn ra ở Venezuela khi mà những là phiếu nâng dỡ bộ óc chứa sạn của Hugo Chavez vào giai đoạn thất thế của chính trường khi kinh tế lao vào khủng hoảng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá dầu thô ở nước này. Thể chế cũ với thị trường tư hữu các nguồn khai thác và sản xuất dầu không thể biện hộ cho nhu cầu tiêu dùng đang lên trong khi tiền trong túi của dân chúng thì đang cạn dần. Đảng của ông Hugo đã thắng khi ông tạo ra một niềm tin lớn về con đường xã hội chủ nghĩa và quản lý 'an toàn' nguồn dầu thô này bằng cách quốc hữu hóa chúng.

Bây giờ, giá dầu thô một lần nữa suy trầm nằm ngoài toan tính chính trị và người dân nơi đây mới thực sự cảm nhận thiên đường thực sự là như thế nào? Tính tới giai đoạn này, thế giới nhìn về đất nước và con người nơi đây với hình tượng 'con buôn thất bại'- hiểu theo nghĩa hẹp khi mà họ đã phải qua nhiều lần vỡ nợ và chu kỳ đổ vỡ kinh tế càng về càng ngắn sau khi ông Simon Bolivar giải phóng đất nước từ đề quốc Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 19 và độc tài toàn trị như là một đặc sản của đất nước giàu tài nguyên nhất lục địa Nam Mỹ này.

Người dân là vậy, cho dù giai cấp được định nghĩa theo kiểu nào đi nữa thì số dân nghèo nhất, đông nhất luôn luôn là nhóm sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất cho mỗi khủng hoảng mà đất nước đó xảy ra. Dẫu vậy mà họ vẫn luôn bị 'trùm đầu' bởi nhiều cái bọc khác nhau và mãi vẫn chưa hiểu nổi điều trái ngang.

Người dân nghèo hiếm nghĩ mà một khi được thôi thúc từ giới "làm chữ" thì họ có thể tưởng tượng rằng họ sẽ trở thành người làm chủ thật sự bằng cách phá bỏ đi quyền lãnh đạo của tầng lớp tri thức thay vì chỉ cần giành lấy quyền cầm lá phiếu trên tay để quyết định người lãnh đạo mình tốt nhất. Họ rất dễ bị lợi dụng bởi những nhóm lợi ích trong xã hội. Chính sách luôn được mong đợi để bảo hộ cho  tầng lớp thấp-chiếm đa số lá phiếu, nhưng đó phải là một chính sách thực tế và dài hạn chứ không phải là những tác phẩm về những nấc thang lên thiên đàng. Thực tại vẫn là thực tại và có chăng đó là hố sâu của sự u ê và địa ngục của niềm tin bị đánh mất.

Trí khôn của tôi đâu?

Đáng lẽ ra con người chúng ta phải xem nó là thứ gắn trên đầu, nhưng không! Phần đông vẫn nhìn về "rừng vàng biển bạc", nhìn về nguồn tài nguyên thiên nhiên mà lãnh thổ của mình bạn tặng và xem như đó là bửu bối cho dân tộc mình. Đó quả là "dòng sữa ngọt" nuôi dưỡng những 'em bé của thời đại' mãi không bao giờ lớn nổi.

Lấy một vài nước làm ví dụ, chính phủ Trung Quốc nhìn về kích thước lãnh thổ mà hãnh diện là trung tâm của vũ trụ; Việt Nam tự hào có vị trí đắc địa ở Đông Nam Á với bở biển dài, hanh thông và trữ lượng khoáng sản phong phú, đa dạng; trong khi đó Venezuela luôn thấy trữ lượng dầu mỏ nằm dưới chân mình là một gia tài lớn nhưng cả ba nước đều đang phải loay hoay giải quyết các nhu cầu cơ bản của người dân về cái ăn cái mặc và chỗ ở hàng ngày trong khi đó người dân ở các nước khác thì quan tâm nhiều hơn tới xây dựng giá trị cá nhân và những kết nối cộng đồng ý nghĩa.

Nhìn thấy gì khi những chiếc iPhone được bán ra với khoảng 1000 USD cho mỗi phiên bản và liên tục có sản phẩm mới thì ở cách đó không xa trong cùng lục địa nhưng khác lãnh thổ mỗi thùng dầu ở đây có giá bán khoảng 80 USD trong 30 năm trước và duy trì ở mức trên dưới 40 usd/ thùng như hiện tại. Với trữ lượng khoảng 300 tỷ thùng dầu đứng thứ nhì trên thế giới cả chính quyền và người dân Venezuela không tưởng tượng được ngày họ phải "đói ăn" như ngày hôm nay dẫu cho bài học về những lần khủng hoảng giá dầu vẫn cứ thường được nhắc đến.

Một khi đầu chứa đất thì nó sẽ hóa sạn?

Khi nhìn khủng hoảng xảy ra ở xứ sở của những người đẹp, thì khả năng mở ra một cấu trúc xã hội mới tốt đẹp hơn hay chính trên cơ thể héo úa tồi tàn của cô đào lỡ xuân lại tiếp tục được tô son trét phấn. Đó sẽ là câu chuyện của tương lai nhưng vẫn có nhiều manh mối để nhìn thấy trước một số vấn đề.

Như đã nói trong phần mở đầu, Trung Quốc đang là nước sốt sắn nhất trong tình trạng mà nước đối tác dầu mỏ lớn là Venezuela đang lâm vào khủng hoảng kinh tế lẫn chính trị. Vì muốn đảm bảo ổn định về mức tiêu thụ năng lượng dài hạn để kéo nền kinh tế của mình đi lên Trung Quốc đã xây dựng mối quan hệ sâu vào bên trong nhà nước Venezuela để có được lợi thế trong việc mua bán dầu mỏ nơi đây.

Một mặt báo chí mới đây ghi nhận giới doanh gia Trung Quốc đang làm ăn ở đây đang bỏ của chạy lấy người. Tuy nhiên, nhìn xa hơn một chút, kể từ năm 2007 ông Hugo Chavez đã đồng ý nhận tiền của Trung Quốc thông qua ngân hàng Phát triển Quốc gia (viết tắt là CDB) để giải quyết những cục u của nền kinh tế và tuyên bố đuổi cổ các doanh nghiệp Âu Mỹ đang khai thác và sản xuất dầu mỏ ra khỏi nước và tiếp nhận những mối liên kết ngầm từ Trung Quốc thông qua quỹ nợ gán trực tiếp bằng dầu với khoảng 430 nghìn thùng và cổ phiếu nhà nước. Khi mọi chuyển vỡ lỡ từ cách làm ăn bất minh bạch từ hai quốc gia này, kèm với sự phẫn nộ của người dân thì khả năng Trung Quốc sẽ thỏa hiệp với những nhân vật lãnh đạo mới để kỳ vọng lấy lại số tiền cho vay hoặc chí ít là duy trì kênh đối tác về dầu mỏ với mức chia phần hợp lý hơn.

Rõ ràng là trong tất cả các phép tính từ kinh tế cho tới chính trị thì người dân hoàn toàn không ý thức được những gì đang xảy ra ở thượng tầng mà nó thực sự ảnh hưởng tới từng bữa ăn và cả những cuộn giấy vệ sinh trong mỗi nhà tắm. Không một nhóm dân chủ nào sắp tới có thể ngay lập tức đảm đương được trọng trách vực dậy một nước Venezuela như thời kỳ giàu có trước đây, nhưng dường như khả năng rất cao là họ sẽ tiếp tục mang đến những mỹ từ để thu hút lá phiếu của người dân và âm thầm thỏa hiệp để tiếp tục duy trì một dạng thể chính trị mới mà nguồn tài nguyên dầu mỏ chính là trở lực lớn cho mọi sự thay đổi.

Thế hệ lãnh đạo mới sẽ có những bước cải tổ để cân bằng giữa quyền lực và lợi ích xã hội mà người dân Venezuela được hưởng bởi thế khả năng có một chu kỳ phát triển dài hạn và bền vững lấy "trí thức" làm trọng vẫn còn là một bài toán chưa có lời đáp. Cục đất trên đầu sẽ chưa được thay thế mà có khả năng sẽ tự thạch hóa và sẽ kéo con thuyền Venezuela đi thêm những chặn đường kế tiếp.



Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Suy nghĩ mông lung về thế giới phẳng và thế giới đại đồng

Khoảng trên dưới chục năm cách đây tôi bị mê hoặc  cuốn "Thế giới phẳng"  (The world is flat) của tác giả Thomas Friedman cũng giống  đứa trẻ đứng bên bờ tre làng nhìn xuyên qua mấy dặm ruộng và thấy thấp thoáng những căn nhà lầu. Quả thực đó là một niềm tin bồi tụ khi mọi thứ dần thu hẹp hơn khi đứa trẻ trong tôi lớn thêm và được đi học gần hơn những căn nhà ấy. Đến lúc cầm cuốn sách đó trên tay sau khi bị nhồi liên tục biết bao nhiêu mỹ từ trên báo chí, truyền thông TV ... Niềm tin về một thế giới phẳng lớn dần sau khi internet dần phổ biến và chiếm lĩnh truyền thông và các nước ngày càng tham gia vài nhiều khối liên kết hơn.

Tôi vốn mơ mộng theo kiểu mụ mỵ, tự sướng như những người Việt xung quanh rằng Việt Nam là một trong những nước hạnh phúc nhất trên thới giới. Và khi nghe tiếp tới những điều nằm bên kia của niềm đại mong ước cân bằng hơn cho người Việt giữa hạnh phúc và tiền bạc. Một cái vốn dĩ có sẵn của riêng mình và một nửa tuyệt vời, không giới hạn từ kiến thức làm giàu từ Âu châu, xứ Mỹ ... Có ai si mê hơn tôi không? Người ta chơi ma tuý đá, hút cần sa một vài giờ sau khi bay bướm với nàng tiên trong tâm hồn thì họ quay lại với cuộc sống thực tại kiếm tiền để tiếp tục còn tôi vẫn cứ mãi dính trong một giấc mơ dài ngày!

Chưa dừng lại ở đó, thế giới này dường như không thiếu những đại mỹ từ khác. Điều tiếp nối trong cơn mê hào sản từ người Mỹ gieo trồng khắp nơi như loài cỏ non có vị chan chát đó là "Thế giới đại đồng" (the united world). Từ một niềm tin mơ mộng của một tác giả viết sách xuất khẩu niềm mơ ước từ Mỹ sau khi một vài phần trên thế giới tìm thấy nhau qua mạng internet. Phần còn lại liệu có đủ phẳng để nhìn xa? Ngay trong một điều hiển nhiên về quang học rằng chúng ta có thể nhìn xa vô tận có ảnh hưởng tới cộng đồng ở góc độ mường tượng hơn là khoa học vốn dĩ của nó. Bạn nhìn được gì từ những phần thuộc Phi Châu, một vài khu vực Nam Mỹ, ở Triều Tiên hay ngay cả internet được phổ dụng hơn ở Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản ...thì liệu bạn biết tới bao nhiêu phần trăm những điều phổng thông nhỉ. Tôi tin là tôi phải phải đợi truyền thông, hoặc những tác giả, dịch giả viết tiếp những trang thông tin mới để giải tiếp những điều căn bản được xem là đủ phẳng.

Ở những diễn biến khác trong khi Bill Gates và những tỷ phú khác bên cạnh góp điện cà dịch vụ y tế cho những mảng tối khác của thế giới, họ cũng đang góp gạch để mọi người đủ cao và nhìn thấy nhau trên không gian mạng nhưng còn quá nhiều chỗ lõm và nhấp nhô. Thần tượng của giới trẻ Mark Zuckerberg thì nói về một thế giới siêu kết nối và mơ ước về một thế giới ít biên giới, cởi mở hơn về nhập cư với niềm tin rằng một cộng đồng sinh hoạt hoàn toàn qua internet với ứng dụng mới về công nghệ thực tế ảo. Phát biểu gây chấn động trong báo  chí rồi dội xuống giới nghe nhìn về việc sẽ chi ra 90% gia tài để làm thế giới tốt đẹp hơn thì Mark cũng không quan tâm mấy tới vài chục triệu đô la để di dời 5 căn biệt thự xung quanh mình để có một dinh thự một cõi cho riêng mình ở Nam Cali. Còn nữa, ngoại trưởng John Kerry và đồng thời là triệu phú (có hàng trăm triệu đôla nhờ thừa hưởng từ gia đình vợ), người được báo chí ca tụng là có thiên hướng hoà hảo và chia sẻ quan điểm về nới lỏng yêu cầu về nhập cư vào Mỹ như cách TT Mỹ Barrack Obama thường nói, ông có lẽ không cao hứng mấy khi nói về việc tìm bến đỗ cho du thuyền riêng của mình ở một cảng biển khác để giảm bớt vài trăm nghìn tiền thuế mỗi năm. Liệu ông có thấy có gì đó nhô ra trong túi quần trong thế giới phẳng này?

Niềm tin về thế giới phẳng, hay những thông điệp về thới giới đại đồng có lẽ bắt đầu từ những con người mơ mộng nhất, và lan rộng ra một phần nào đó trên thế giới. Những công dân hạng một và những chánh trị gia quyền năng mau chóng tìm thấy sự tương thích và gần gũi. Thật không khó hiểu khi họ liên tục là nguồn phát tín hiệu bất tận cho truyền thông. Cuối cùng là tôi, người gõ gõ mấy cái này cho bạn đọc là tầng cuối cùng nghe thấy những mỹ từ mất ăn mất ngủ đó. Nhưng xin lưu ý rằng hãy trừ hao, trừ bì những gì được nghe từ giới chính khách, những nhà mộ điệu và bầy kềnh kềnh truyền thông.

Tôi vẫn tin rằng thế giới này còn nhiều góc khuất, vùng lõm mà bạn phải liên tục thay đổi hệ quy chiếu để nhìn về nó. Mảng tối nhiều khi còn nhiều hơn mảng sáng và bạn phải giải quyết từng chuyện cụ thể theo bối cảnh của riêng nó.