Sáng nay dậy sớm để nghe những người rất nổi tiếng nói về thiền và tu tập. Đầu tiên là nghe chủ tịch Thái Hà Books, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng. Sau đó nghe kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và nhớ lại cả bài nói chuyện của ông chủ tập đoàn Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ.
Mặc dù nghe cũng thấy hay nhưng có một điều mình nghiệm thấy đó là khi người ta đã tu quá sâu thì họ càng muốn tách biệt ra khỏi với đời sống thực tế. Khi tu rồi chứng đắc thì họ làm cho ta thấy cái đạo mà họ thụ lý là đặc biệt và duy nhất. Như vậy, sự dung nạp những yếu tố khác biệt sẽ giảm đi rất nhiều trong các môi trường mà họ tham gia vào.
Mặc dù tui tin là họ tu thật và cũng tin rằng con đương Đức Phật chỉ ra là đúng để mọi người thực hành theo và giải thoát. Nhưng người ngoài đạo với những niềm tin tín ngưỡng khác cũng có những con đường riêng của họ. Chưa biết ai đi trên con đường nào thì hạnh phúc hơn, và mang lại lợi ích cho người khác hơn!?
Riêng trong môi trường làm việc, nếu nói nhiều về tín ngưỡng của mình và xem lơ trải nghiệm tín ngưỡng của đồng nghiệp thì đó là một điều tồi tệ. Chẳng lẽ Phật tử chỉ làm việc được với Phật tử hay sao? Cái đích đến của một công ty có phải là mục tiêu giác ngộ? Nếu một ông chủ công ty đã giác ngộ rồi thì liệu có cần cái công ty nữa hay không?
Quay trở lại chuyện của mình. Mình sẽ dung nạp như thế nào những người với niềm tin tín ngưỡng (kể cả các niềm tin khác như chính trị, xã hội, gia đình)? Một mảng rất hay trong giáo dục đó chính là “sự đa dạng”. Nó từng việc bị xem là rào cản trong công việc, trong học tập nhưng giờ đây người ta lại tìm thấy vô vàng giá trị hay ho từ nó. Có những bước nào trong diễn biến thay đổi cách nhìn về sự đa dạng? Tui chỉ ra vài bước sơ sơ:
1. (Ngày trước) chấp nhận sự khác biệt của người khác
2. (Ngày nay) tập trung vào những giá trị chung
3. (Ngày mai) tìm kiếm sự sáng tạo từ sự khác biệt
Là một người trẻ thì việc tốt đó là gia tăng sự va chạm với đời sống thực. Không có người thầy nào tốt hơn đời sống thực tế bởi vì đó chính là môi trường mà chúng ta sống và tương tác trong cả cuộc đời.
Ce Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét