Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

Giáo viên Việt Nam chập chững tìm hiểu các khái niệm về giáo dục



Đọc qua các diễn đàn về giáo dục mầm non trên facebook có cảm giác là giáo viên trẻ bây giờ rất chịu học hỏi. Các trào lưu giáo dục mới đều được đề cập ở đó. 




Cái còn thiếu là gì? 

Tôi nghĩ đó chính là trải nghiệm giáo dục thực tế. Khoảng cách giữa lý thuyết là thực tiễn cách rất xa nhau. Ví dụ, khi nói "lấy học sinh làm trung tâm", nhưng để làm được điều đó thì chỉ có 1/1000 trường học có thể làm được và hiểu thấu đáo về nó. Để kiểm chứng bạn có dám trả lời một số câu hỏi căn bản này không!


1. Ngôi trường với cơ sở vật chất được xây nên với lối kiến trúc có dựa vào những nghiên cứu kiến trúc trương quan với đặc điểm phát triển của trẻ em hay không?
2. Triết lý giáo dục của trường có được kiểm nghiệm bởi các nhà chuyên môn giáo dục trẻ em hay không?
3. Từng giáo viên có được đào tạo và hiểu được cách hướng dẫn trẻ em theo từng đặc điểm học tập và trải nghiệm riêng hay không?
4. Môi trường xung quanh trẻ em như không gian tương tác xã hội, gia đình có tương tác tích cực tới sự phát triển của trẻ em hay không?

.... Trên đây chỉ là một số trong vô vàng những yếu tố để một môi trường giáo dục có thể chứng minh rằng đó là môi trường lấy trẻ em làm trung tâm.
Từ những khái niệm đầu tiên, giáo viên Việt Nam cần thêm những sự rèn luyện tích cực hơn nữa thì mới có thể nâng lên một cấp độ nữa trong công việc của mình. Nhưng dù sao, việc tìm tòi học hỏi lúc nào cũng đáng khích lệ. 

Không cần theo đuổi những lý thuyết quá xa vời. Trường học ở Việt Nam chỉ cần làm được những điều căn bản sau đây đã là rất tuyệt vời.
1. Sự an toàn của trẻ em được cam kết và thực hiện đầy đủ.
2. Sức khoẻ thể chất của trẻ em được quan tâm tương xứng với sức khoẻ tinh thần
3. Xây dựng một môi trường học tập lạc quan hơn, vui vẻ hơn. 

Ce Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét