Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

Sự khan hiếm nguồn sinh viên cho các trường Đại học địa phương

 

Ngày nay lượng sinh viên Đại học ngày càng khan hiếm bởi vì sự sụt giảm người trẻ ở khắp nơi trên thế giới. Cùng với nó là trào lưu không xem vào Đại học là con đường tiến thân chủ yếu như trước đây. Đó là lý do các trường Đại học lớn trên thế giới trở nên "khát" sinh viên. Vì mục tiêu sinh tồn, họ phải lôi kéo sinh viên quốc tế bằng mọi cách (thậm chí chỉ cần tấm bằng tiếng Anh tối thiểu là có thể đậu đầu vào). 

Một khi cái đà này tiếp diễn thì những trường ngoài TOP sẽ phải hạ mức sàn tuyển sinh để ráng vét cho hết học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3. Nhưng giải pháp này cũng không phải là cách bền vững. Sự sinh tồn của phần lớn trường ĐH ở Việt Nam sẽ ngày càng khắt nghiệt hơn trong tương lai gần. Mà hiện nay hình như đã thoi thóp. 

Một trong những HẠ sách mà chúng ta thấy trong những ngày vừa qua đó là việc xiết những kì thi kiểu như IELTS, TOEIC. Nhưng cho dù vậy, lượng học sinh đi du học vẫn sẽ tiếp tục bởi vì các kỳ thi chuẩn hoá bây giờ có thể thi online mà không cần tới cục khảo thí. 

Người Nhật, Hàn và Sing đã nhìn ra vấn đề này khá sớm và cố gắng "hút máu" nhân lực trẻ của những nước Á Châu kém cỏi khác. Dù vậy, họ đã đi chậm hơn các nước phương Tây, Úc, Canada và Hoa Kỳ. Gần đây, một trong những lời đề nghị mà thủ tướng Nhật Bản dành cho tân Bộ trưởng bộ Giáo dục đó là phải đổi mới hệ thống giáo dục để có thể đón hàng trăm ngàn du học sinh trong những năm tới. 

Kinh doanh giáo dục là 1 nhưng chuẩn bị nhân lực trong tương lai là 10. Nhiều nước đã không ngần ngại vung tay cấp thật nhiều chương trình học bổng để nhắm tới cái đích này. 

Việt Nam đã quá muộn màng. 

Ce Phan



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét