Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Đọc lại lời nhạc "Gia tài của mẹ" và tự vấn mình

Gia tài của mẹ

- Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, để lại cho con
gia tài của mẹ, là nước Việt buồn

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một rừng xương khô
gia tài của mẹ, một núi đầy mồ

Dạy cho con tiếng nói thật thà
mẹ mong con chớ quên màu da
con chớ quên màu da, nước Việt xưa
mẹ mong trông con mau bước về nhà
mẹ mong con lũ con đường xa
ôi lũ con cùng cha, quên hận thù

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một bọn lai căng
gia tài của mẹ, một lũ bội tình.

================

Tiếng nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ là tiếng than thức thời trong giai đoạn nồi da nấu thịt khi mà đất nước bị chia cắt làm hai miền nam - bắc, nó còn vọng lại như tiếng chuông ở nhà thờ, tiếng mõ ở chùa để thao thức về một giá trị nhân văn của đất mẹ gần như bị dày xéo ngay trong thời hiện đại. 

Người Việt xưa nay vẫn thường nói về nhân nghĩa như một đặc sản mà hoá ra đó vẫn mãi là món ăn tinh thần được duy trì như một loại huyền sử. Ở đâu thiếu tình người, ở đâu bỏ quên những giá trị thiêng liêng thì ở đó những con người lầm than vẫn mãi nhắc đến những điều đó như những sự mơ tưởng. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đưa tiếng nói của mình như cách mà những giá trị thuần tuý được gieo vào những người Việt thời lập quốc, rằng: gia tài của mẹ đã cạn kiệt rồi, chẳng còn gì nữa!

Mấy câu ca đầu như những lời than oán từ núi sông: "Một ngàn năm nô lệ giặc tầu, một trăm năm đô hộ giặc tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày". Cách kể ngày tháng từ "một ngàn năm", đến "một trăm năm" và chi tiết hơn "hai mươi năm nội chiến từng ngày" như cách đếm của các cụ khi mà một điều gì đó trở nên tất tay- hết sạch rồi. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét