Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Giáo dục chui đầu vào ngõ cụt với sự xuất hiện của nhiều "dịch vụ dạy học"


Phải nói ngay là "Dịch vụ dạy học" ngày nay có nhiều nét giống với việc bán bánh bò-bánh tiêu dạo!

Sở dĩ nói vui như vậy là vì tôi nhớ lại câu chuyện cách đây khoảng 6 năm về trước. Một đứa bạn làm cho một công ty khảo sát thị trường điền tên và nghề nghiệp của mình vào bảng khảo sát và sau đó mời một người bạn khác đóng vai của mình để tham gia phỏng vấn!

A: Anh làm nghề gì?
B: Tôi làm giáo viên
A: Anh dạy trường nào?
B: (chết cmnr, quên chưa hỏi) zzzz Tôi đi dạy dạo dạo. Chỗ nào thuê thì tôi dạy.
A: là sao anh?

Giờ ngồi nghĩ lại việc đó tự nhiên thấy mắc cười nhưng ngẫm lại thì cũng đúng phần nào!

Giáo viên bây giờ cũng làm việc sml kiếm sống và tự điều chỉnh để thị trường hoá bản thân mình.

Giáo viên bây giờ vừa biết tự soạn nguyên một chương trình giảng dạy giống một nhà giáo đầu ngành, vừa biết cách phân bổ chương trình theo lịch dạy thay đổi giống như một trưởng môn học, vừa tự quảng cáo cho chương trình học giống như chuyên viên marketing, vừa tự làm người mẫu để chụp hình đăng Facebook giống như model. hihi.

Càng kiêm nhiều thứ vào việc dạy thì sự phân tán thời gian càng nhiều. Sự chênh lệch kiến thức của giáo viên trong một môn học với học viên là không cao và chỉ giống như người đi trước dẫn người đi sau.

Học viên thì cũng tự thầy hoá khi mà có thể tự học qua các kênh học tập khác nhau. Điều đáng nói nhất là sự phát triển kiến thức theo chiều ngang có thể làm cho nhiều học viên trở nên hời hợt và lạc lõng trong những chuyện cần sự chuyên biệt một chút.

Ở Nhật Bản, các trường học kiểu eigo (trường dạy tiếng Anh) theo kiểu Grab, Uber thì càng phổ biến. Giáo viên ngồi chờ học viên đặt lịch học và đến dạy chỉ khi có người cần đến. Họ không có hợp đồng và cũng không được gọi là giáo viên (teacher). Chức danh của họ là người hướng dẫn tiếng Anh (English instructor).

Ở đó, người dạy tuy cũng được thị trường hoá và cũng múa may đủ kiểu để kiếm sống. Nhưng dù sao cũng theo kiểu hiện đại và công nghệ hoá. Ở Việt Nam, thì nhiều khi thấy nghề giáo cũng giống như việc đi bán bánh bò bánh tiêu.

Tiếc thay cho một nghề cao quý!

=======================

Ngành sư phạm tiếp tục bị "thất sủng" bởi các em học sinh giỏi.
Ngành y, ngành công an-an ninh vẫn đang là những ngành "ăn khách" nhất.
Dân tình ngày càng bịnh và càng cần được chữa trị. Dân tình ngày càng loạn và cần được chỉnh đốn.
Có một cái bệnh nữa mà không ai trị hết. Đó là bệnh dốt!

(Nói chi cho lòng thêm đau! - Ảnh và bài viết của Báo Mới)

Kết quả của ngành sư phạm hôm nay không phải là sự khủng hoảng nhất thời. Đó là hệ luỵ có xuất phát điểm kể từ khi ngành giáo dục đánh mất đi triết lý của học thuật mà trước đó đã có (Nền giáo dục #tự_do_khai_sáng)

Hôm trước chia sẻ đôi điều về kết quả tuyển sinh tệ hại của ngành sư phạm, có không ít người phản hồi rằng: Nếu giáo viên được trả lương bổng tốt như cảnh sát và sỹ quan quân đội thì chắc chắn sẽ khác!

Đúng là sẽ khác! Sẽ khác trong khâu tuyển sinh của ngành sư phạm. Sẽ có nhiều hơn những học sinh giỏi sẽ đăng ký học ngành này để rồi trở thành nhà giáo trong tương lai. NHƯNG ....

Sẽ có 1 thứ không có gì khác, đó là: Sự tự do trong giáo dục!

Sóng sau phải xô sóng trước. Người đi sau tuy học từ người đi trước, nhưng không có nghĩa là họ sẽ phải cùng đứng trên một hệ quy chiếu, hoặc quan niệm sống tương tự. Những nền tảng mới có thể khác đi rất nhiều và nhiều khi có phần đối lập. Nhưng phải như thế thì mới có hy vọng một tương lai sáng lạng sự cho phát triển dài hạn.

- Người đi trước dạy nhiều về lịch sử cận đại, và coi trọng thể chế chính trị đương thời, nhưng người đi sau có thể tìm thấy điểm hạn chế và muốn thay đổi hoặc cổ xuý cho một thể chế mới.

- Người đi trước có thể nói nhiều về triết học Mac-Le, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng người đi sau có thể đánh giá triết học Planto, Socrates, .... cao hơn và áp dụng nó trong bối cảnh của tương lai.

- Người đi trước thấy môn Anh văn, Pháp văn ... là quan trọng và áp dụng như những môn bắt buộc, nhưng người đi sau có thể sẽ sẽ thấy cần học tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Nhật ....mới phù hợp cho nguyện vọng của họ .

- Người đi trước cho rằng nền giáo dục đại chúng là quan trọng và tất cả mọi công dân sẽ phải học theo trình tự như vậy từ mẫu giáo cho đến lớp 12, nhưng người đi sau lại thấy giáo dục mang tính cá nhân hoá và tự điều chỉnh theo vùng miền và thế mạnh địa phương ... mới phù hợp.

......... và đương nhiên còn hàng triệu điều đối lập nữa.

Nói cho gọn, ngày nào ngành giáo dục nói riêng hay thế giới quan học thuật nói chung thiếu đi tính biệt lập, dị biệt và tự do thì ngày đó vẫn còn phải giải quyết những vấn đề mang tính ngắn hạn như: điểm số, tuyển sinh, chương trình học, tệ nạn giáo dục .....

Cái thiếu cấp thiết nhất đó là: TRIẾT LÝ TRONG GIÁO DỤC
=======================

Sa thải là chuyện bình thường trong mọi công việc. Nhưng cách sa thải mới thể hiện được cái cốt nhân văn của bên thuê lao động, đặc biệt là đối với mối quan hệ đặc biệt giữa giáo viên và nhà trường.

Theo bài báo, giáo viên không hề nhận được thông báo sẽ thôi việc trước. Họ đột nhiên nhận được thông báo thôi việc ngay trước thềm năm học mới.

Mọi thứ đều lấy giáo dục làm nền tảng vậy mà nơi được xem là tôn nghiêm và nhân văn nhất lại không có được cách đối xử hợp tình nhất đối với các thầy cô.

Về mặt cá nhân, tôi muốn gởi lời chúc mừng tới những thầy cô vừa được "giải phóng" khỏi những mái trường như trên. Không có gì nhẹ nhõm hơn khi loại mình ra khỏi một mớ bòng bong vô tiền, vô hậu trong nhân cách của các đơn vị đại diện giáo dục này. Hành trình sắp tới của quý thầy cô có thể là nộp đơn xin việc ở trường khác (khả năng rất khó) hoặc tự mở lớp dạy (cũng khó vì thầy cô dạy các môn ít được ưa chuộng như thể dục, đạo đức,...) hoặc chuyển nghề ... nhưng quý vị sẽ nhận ra mình không bị luỵ vào một môi trường làm việc mà không thấy tương lai (dead-end job).

(Thương cảm nhưng cũng chúc mừng quý thầy cô)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét