Câu chuyện bên dưới đây là một câu chuyện được thuật lại theo cách tưởng tượng của Ce Phan sau bài chia sẻ những hoạt động mới nhất của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trích dẫn lại một chút để bạn đọc kịp hình dung. __ tôi muốn thử xem những người nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là người Trung Quốc nghĩ gì về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và những hoạt động quân sự cũng như dân sự gần đây diễn ra trên hòn đảo này. Tôi viết bằng tiếng Anh: "Is anybody here from China? Do you think you can own the Paracel Islands legally which you took from us by force in 1974?" (Tạm dịch: Có ai trong diễn đàn này đến từ Trung Quốc không? Bạn có nghĩ rằng bạn có thể sở hữu quần đảo Hoàng Sa một cách hợp pháp khi mà bạn đã chiếm lấy nó từ chúng tôi bằng vũ lực vào năm 1974 không?" . Tôi chia sẻ bài viết song ngữ mà tôi đã dịch lên 2 nhóm người nước ngoài tại Việt Nam (2 nhóm sống tại Tp. HCM và 1 nhóm tại Hà Nội). Kết quả thực sự bất ngờ:
- 100% username với tên tiếng Anh đều nghĩ nên quên chuyện đó đi và bạn nên sống hướng tới tương lai thay vì nghĩ tới quá khứ và hiện tại. Chiến tranh sẽ xảy ra nếu Việt Nam muốn lấy lại cụm đảo này.
- 100% username với tên tiếng Việt thì chửi mình thậm tệ.
Tôi đã phải xóa đi các bài đăng đó, vì những lời nói quá sâu cay của những người bình luận. Tôi sẽ không làm như thế nếu đó chỉ là những "nick ảo", nhưng có vẻ không- họ là những người thật đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Nhóm những người bình luận thô tục về phần chia sẻ của tôi thì chẳng đáng để bàn, tôi đang muốn nói tới nhóm những người phản đối nhưng dùng ngôn ngữ khá hàn lâm và mạch lạc. Những lời giải thích đại loại như: "Chúng tôi chỉ muốn những hòn đảo này không thuộc sở hữu của ai hết, đó là nơi dành cho cá và muôn thú" ; hoặc là "khó lòng mà nói được hòn đảo này thuộc về ai, người Trung Quốc cũng đang nắm giữ những bằng chứng quan trọng để chứng minh hòn đảo thuộc về họ". Có người còn nhấn mạnh "Việt Nam muốn thế giới công nhận đây là hòn đảo của họ, nhưng dường như không có bằng chứng nào chứng minh được điều đó. Thủ tướng của họ là Phạm Văn Đồng đã có giấy công nhận quyền quản lý hòn đảo này thuộc về Trung Quốc".___
Tôi nghỉ trưa và nghĩ tới câu chuyện đó một lần nữa thông qua hai cuộc hội thoại bên dưới đây và liên tưởng về con người trong thế giới toàn cầu hóa và con người thuộc về một quê hương nào đó.
Câu chuyện của Vương Hùng và Luận Trung trong năm 2017, và câu chuyện giả tưởng của con cháu của 2 gia đình trên.
- Vương Hùng: Ce Phan đã hỏi câu hỏi về tính chính danh của Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông. Nó hỏi người Trung Quốc đó. May quá, tao gặp mày, mày thấy tụi mày có muốn chơi tới cùng không vậy.
- Luận Trung: Thôi tha cho tao đi Hùng, tao ở Việt Nam đã lâu, chuyện chiến tranh giết chóc giữa 2 nước đã quá mệt mỏi rồi. Cái gì thuộc về tụi mày thì ắt sẽ là của tụi mày, việc gì mà tranh cãi.
- Vương Hùng: Đúng là thằng Tàu con. Mày nói chuyện luẩn quẩn như ông thầy Tử Khổng của mày. Tụi tao chán ghét nghe cách luận của tụi mày rồi. Tao biết mày không muốn can dự, nhưng mày có muốn đứng về phía tụi tao hay quay về Tàu.
- Luận Trung: Tao thì tao sống ở Việt Nam luôn rồi đấy, không về nữa đâu! Nhưng 3 cái đảo đó nhầm nhò gì, mặc kệ đi, cứ an vui mà sống có phải hơn không?
----------------- Một thời gian sau Vương Hùng xuống đường biểu tình vì biển đảo và thu hút hàng vạn người tham gia. Ban đầu dân chúng sợ hãi vì những lời đe dọa chiến tranh, nhưng về sau số người ủng hộ và góp tiếng nói đã lên đến vài triệu người. Không may, Vương Hùng đã bị ghép vào nhiều tội khác nhau và dành phần lớn thời gian còn lại trong đời trong ngục tù. Con trai anh là Vương Việt cũng lớn lên với khí phách của cha và đã có cách đấu tranh thông minh hơn và cuối cùng 100 năm sau đứa cháu là Vương Đại đã nhìn thấy giang sơn bờ cõi liền một dải, ải Nam quan đã thuộc về Việt Nam, đảo Hoàng Sa-Trường Sa cũng thuộc về Việt Nam như vốn dĩ của nó. Và đây là câu chuyện của những đứa cháu của Vương Hùng và Luận Trung sau 100 năm -----------------
(Hình ảnh minh họa: Phillip Dang và Phong Le, đang diễn cảnh một người Việt Nam và một người Trung Quốc đã tranh giành về chỗ đậu xe giữa hai nhà)
- Vương Đại: Ê, bài viết văn mà cô giáo đã ra đề hôm trước bạn đã làm xong chưa.
- Luận Hán: Bài nào nhỉ, có phải là bài viết về 'Làm thế nào để theo đuổi ước mơ phải không'
- Vương Đại: Đúng rồi
- Luận Hán: Mình viết và gửi cô rồi. Theo mình thì ông bà, cha mẹ là tiền đề cho con cái để đạt được ước mơ. Ông nội mình và cha mình và ví dụ điển hình. Gia đình mình xây dựng được những chuyến du lịch ra biển Đông có giá hàng triệu đô cũng là nhờ tầm nhìn của ông và cha mình.
- Vương Đại: Vậy sao? Cha mình chỉ nói "khi con muốn làm điều gì tốt đẹp cho con và cho đời thì hãy làm ngay. Con hãy đấu tranh tới cùng cho những gì mà con xứng đáng được nhận"
Đấy, các bạn thấy không? Lời dạy nào cũng mong muốn gửi gắm một thông điệp nào đó cho người nghe. Có những điều nghe có vẻ cứng nhắc, có những điều nghe có vẻ dễ dàng. Nhưng cho dù như thế nào đi nữa, lịch sử cũng sẽ ghi nhận lại những gì mà những người con sinh ra từ mảnh đất ấy như những hồn thiêng nuôi nấng hậu thế và con cháu sau này.
Có lẽ bạn đang sống an vui, có lẽ bạn là Vương Đại hoặc Luận Hán, nhưng bạn sẽ nhận ra rằng mình hoàn toàn không phải là con khỉ đá sinh ra từ một nơi hoàn toàn không có tổ tông. Cha ông bạn không phải là cục đá, mà họ là những vị trưởng lão kiến tạo nên cuộc sống hôm nay. Hãy nhìn lại để biết mình là ai?
Ce Phan
😉👍
Trả lờiXóa