Bài viết này sẽ lan man một chút trong giai đoạn chuyển giao quyền lực ở chính phủ Hoa Kỳ qua chuyện Việt Nam, Nga, Trung Quốc và một số diễn biến khác cùng chuyển động trước và sau khi Obama hết nhiệm kỳ dưới lăng kính và chữ nghĩa của giới truyền thông ở hai cánh hữu và tả.
(Nếu bạn lặp lại một lời nói dối đủ nhiều, nó sẽ trở thành sự thật. À mà không ! Đó là chính trị)
Obama đại diện cho phong cách lãnh đạo lãng mạn
Trở lại thời gian năm 2008 khi Obama bắt đầu đảm nhiệm vai trò người quyền lực nhất nước Mỹ và chức danh song hành "người quyền lực nhất thế giới" đã không thuộc về ông cũng kể từ thời gian không lâu sau đó khi ông được nhận Giải Noel Hòa Bình và khi các chính trị gia toàn cầu có dịp nhìn vào từng hành động và viễn kiến của ông. So với những người tiền nhiệm và cả tổng thống tân cử Trump thì ông chỉ là một cậu choai choai 47 tuổi chưa có thành tích gì nhiều mặc dù đã trải qua 4 năm làm thượng nghĩ sĩ một tiểu bang nằm ở trung tâm miền tây nước Mỹ - Illinois (mức lương sàn 8.25 USD / giờ (Ngày 1 tháng 1, 2016) thấp hơn khoảng gần 4 USD so với mức trung bình của các tiểu bang khác.
Chuyện thành tích chính trường cụ thể cả Obama luôn được những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đề cập tới như một yếu điểm mặc dù phần đông dân số Mỹ và cả người dân trên toàn thế giới đều mắc căn bệnh "Obamê" với các bài phát biểu về nhận quyền, ước mơ hay sáng tạo. Để rồi tới hết hai nhiệm kỳ TT người ta mới nhận ra ông là vị tổng thống 44 kém dấu ấn nhưng lãng mạn nhất (trong chuyện tình của ông với Michelle Robinson (vợ ông)). Phải nhắc một thành tựu rất lớn của Mỹ khởi nguồn từ năm 1974 từ thời Nixon là kỹ nghệ Fracking dầu mỏ từ đá phiến mà mãi tới tận năm 2011 các dự án mới có cơ hội kiểm chứng tính khả thi của nó khi khủng hoảng năng lượng lan rộng do giá dầu của thế giới biến động khôn lường và làm chao đảo nhiều nền kinh tế.
Khoảng năm 2014-2015 kỹ nghệ này đã giúp Mỹ tránh được sự phụ thuộc ngoạn mục vào Nga và Trung Đông về năng lượng và lật ngược thế cờ chính trị và đánh vào uy tín của Putin và Quốc vương các nước Ả Rập khi đưa giá dầu từ 100 USD/ thùng xuống còn 35 USD/thùng. Nhiều người thầm ngợi ca Obama nhưng ông hoàn toàn không có dấu ấn gì trong tiến triển khoa học công nghệ này, ngay cả tiền đề mà ông muốn đặt dấu ấn cuối cùng của mình trước khi rời nhiệm là Obama Care và TPP cũng hoàn toàn sụp đổ.
.... và cũng là ngây thơ xen lẫn phần dại dột
Sau bao nhiêu căng thẳng leo thang ở khu cực Châu Á Thái Bình Dương với mức độ không thua kém gì khủng hoảng chính trị và khủng bố hoành hành tại Trung Đông tạo ra điểm yếu chính trị của Bush con mà vì thế mà Obama mới thẳng cử như là biểu tượng cho sự hòa bình và ổn định.
Nếu xem Obama là sự thất bại của Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm một vị tổng thống giữ vai trò độc tôn của nước Mỹ ở mọi lĩnh vực, thì đó lại là thành công lớn của các phe đối thủ trên trường quốc tế, trong đó có Nga, Trung Quốc, Trung Đông và cả Cuba. Điều này lẽ ra có thể làm tiền đề để dấy lên nghi ngờ và cần giới truyền thông tham gia mổ xẻ và điều tra sâu hơn .... nhưng không.... Khả dĩ thay, cánh truyền thông diều hâu không mang màu sắc dân tộc nhưng có lợi ích nhất định theo luật truyền thông báo chí ở những nơi cởi mở như Hoa Kỳ lại tập trung vào câu chuyện bầu cử của năm 2016-2017 của Mỹ với nhân vật chính lần này là Donald Trump và khơi mào cho mối nghi ngờ nhằm vào vị tổng thống tân cử thứ 45 của Mỹ- Rằng có "bàn tay lông lá" của Putin dàn xếp bên trong chuyện bầu cử!
***
Trở ngược lại tháng đầu năm 2016, trong khi Trung Quốc tạm nghỉ tay để đón năm mới âm lịch và tình hình báo giới Trung Quốc vẫn đang say ngủ với những câu chuyện "đả hổ diệt ruồi" ở xứ Tàu thì Obama mới cho tàu khu trục USS tuần tra biển Đông. Một hành động khá muộn màn mà cũng chẳng làm dịu đi phần nào tại khu vực biển Đông. Điều này cũng có thể lý giải tại sao những nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc tự biết thân phận cô đơn hóa về an minh trên biển hoặc là phải dàn xếp trên tinh thần nhượng bộ để hưởng quyền lợi trước mắt với Trung Quốc như trường hợp của một đồng minh khác là Philippin. Trong cùng thời điểm, thì Việt Nam vẫn ú ớ chưa biết chuyện gì đang xảy ra và vẫn bài toán cũ: "Bình sữa và đồ chơi"
Donald Trump mang tới điều gì mới mẻ
8 năm trôi qua đủ để cho các nhà làm kinh tế toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách thương mại Mỹ có đầy đủ những bản thống kê về vị thế và vai trò của Mỹ trong cán cán cân mậu dịch toàn cầu. Họ và cũng chính một tay buôn thứ thiệt- Donald Trump nhận thức rõ ràng rằng không có chuyện dân chủ và toàn cầu hóa nửa mùa để mơ về viễn cảnh win-win (50-50) quyền lợi cho hai bên tham gia.
Ngay trong ngày đầu mới nhận được thông tin kiểm phiếu, ông Donald Trump đã cho biết kế hoạch làm việc trong 100 ngày đầu tiên làm tổng thống. Có một vài điều đáng chú ý khác bên cạnh những chuyện Obama Care và TPP như đã nói ở trên như: thay đổi và cơ cấu lại các cơ quan tình báo và truyền thông Mỹ (An ninh); cách nhìn của người Mỹ về dân chủ-nhân quyền-môi trường và thương mại cùng với đó là định hướng trục hợp tác Châu Á Thái Bình Dương. Nổi bật trên tất cả là đòi hỏi của Donald Trump trong các tổ chức toàn cầu trong đó nhấn mạnh quyền lợi phải đi đôi với trách nhiệm quốc tế.
Ý của ông muốn nói mà thực ra có phần lặp lại từ người tiền nhiệm Obama, rằng Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác khi được hưởng một quyền lợi từ các khoản đầu tư của ngân hàng thế giới hoặc nhận được ưu đãi thuế trong mậu dịch song phương hay đa phương WTO phải thế hiện đầy đủ trách nhiệm trên tinh thần win-win. Nhưng chắc hẳn khác với Obama, ông nhấn mạnh và liên tục có hành động cụ thể trong một số phát ngôn bên lề, trong việc: sản xuất thép tránh thuế của Trung Quốc thông qua Việt Nam, các hãng oto mon men xây dựng nhà máy lắp ráp tại các nước khác ...
Nhìn vào những nhân vật trong ban cố vấn cho Donald Trump có thể nhận ra, những con số thống kê chắc chắn đã nằm chắc trong tay vị tân tổng thống. Rằng không có chuyện mơ mộng về viễn tưởng win-win (50-50), mà đó chính là cán cân 37-63. Rằng thế giới thương mại - lợi ích lúc nào cũng lệch cán cân. Quyền lợi luôn lệch sang một bên chứ chưa bao giờ có chuyện phân đều. Một suy nghĩ thoáng qua: tại sao nước Mỹ không phải nắm phần nhiều ấy. Ai cũng nhè hiểu rằng: Liều ăn nhiều ! và nhìn về Trung Quốc, một đất nước non trẻ trong làm kinh tế nhưng cáo già và liều hơn bất kỳ một tên thổ phỉ nào !
Hiện tượng "đào cốc lục tiên" trong nội bộ Mỹ đã "vạch áo cho người xem lưng"
Cũng bởi nước Mỹ có Obama, cũng bởi người Mỹ sản sinh ra Mr. Sorry khi đi vái tứ phương. Cũng bởi nước Mỹ sinh ra một diễn viên với ngón nghề hùng biện và khẩu ngữ chính trị tài ba, mà ngay cả cái chết của Phiden Castro cũng không có cách nói nào khác hơn câu nói nước đôi "hãy để lịch sử phán xét"- Ông Obama có lẽ nên sống trong thiên đàn xã hội chủ nghĩa hơn bất kỳ công dân cộng sản nào trên thế giới để ông hiểu ra con đường thực sự đang rải sẵn dưới chân mình. Ông nên biết một vài cánh hồng thả xuống dòng sông trong cái chết không làm dịu đi hàng triệu hậu nhân đang theo dõi câu nói của ông trên chính nước Mỹ và thế giới đồng minh của mình. Nói tới đây mới nhớ tới câu phát biểu của một đại biểu quốc hội Việt Nam Trương Trọng Nghĩa- rằng phải phân biệt rõ: ta, bạn, và địch.
Nhân vật đứng đầu này, thay vì nhìn xa hơn cho tiền đồ của Mỹ qua các thống kê thực tế, ông lại mơ mộng và nhìn vào bảng danh sách những "tiến bộ" trong suốt 8 năm của ông mà ai cũng biết là sự phát triển tịnh tiến của mọi nền kinh tế và có tính kế thừa chứa hoàn toàn không có bước chuyển lớn nào xảy ra trong suốt thời gian đó. Ông lại sợ di sản của mình (Obama Care, TPP) sụp đổ nếu không ra mặt ủng hộ Hillary trong sự hớ hênh trước cái nhìn của mọi chính trị gia chuyên nghiệp. Cả ông và Hillary đều sai lầm lớn trong cách nhìn và đối sách giữa quan hệ kinh tế-chính trị với Trung Quốc. Riêng bà Hillary thì hoàn toàn không hiểu gì trong vị thế kinh tài Mỹ khi đi thuyết phục Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà phát biểu rằng: "Đừng để vấn đề nhân quyền làm ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ-Trung" trong phần đầu của nhiệm kỳ ngoại trưởng của bà. Con ong vàng Hillary vẫn chỉ nên quanh quẩn vườn hồng cùng với Obama với những cánh hồng xinh xắn hơn là tham gia chính trường với vai trò đầu tàu của nền kinh tế thế giới. Các nhà chiến lước kinh tế ngay lập tức gợi ý nhỏ cho bà: Trung Quốc không thể làm gì khác để đảm bảo an toàn và mức sinh lời trong số vốn khổng lồ của mình mà không đầu tư vào Mỹ. Thực ra, họ không có lựa chọn nào tốt hơn.
Obama dùng cái sai này để khỏa lấp cho những cái sai trước đó ngay cả việc tuyên bố việc xem xét tính minh bạch trong bầu cử và yêu cầu CIA gửi trả lời bằng văn bản ngay trong mấy ngày đầu tháng 1 năm 2017 khi mà ông còn đang thong dong cho ngày nghỉ năm mới. Sự thật là Nga cũng bất ngờ và mừng thầm vì hành động "bàn tay lông lá" chưa biết thò tới đâu mà đã làm cho chính trường Mỹ rối ren đến như vậy rồi. Các cục tình báo Mỹ bắt đầu lủng củng trong cách phản ứng và cho thấy sự yếu ớt trong lập trường khi bắt đầu nhao lên cứ như đây là chuyện đầu tiên họ biết. Hình ảnh đó làm người ta liên tưởng đến "đào cốc lục tiên" trong truyện phim kiếm hiệp ở Tàu. Người còn mừng hơn tất cả cả là Tập Cận Bình- vẫn vẻ điểm tĩnh và nụ cười không khép mắt, ông nhìn về Mỹ và ngắm nghía hành động của Nga và nghĩ tới kịch bản sắp tới dành cho Mỹ: chiến tranh lạnh về kinh tế hay thỏa hiệp để tiếp tục duy trì vị thế kề bá vương.
Chung quy lại, Donald Trump có lý khi chọn cách làm truyền thông không giống ai là đăng đàn ngay trên Twitter để thể hiện chính kiến. Sau đó, ông muốn xét lại hoạt động của các cơ quan tình báo và cả những hiệp thương quan trọng. Bao trùm và nguồn thông tin đại chúng của nhân loại lại phần lớn viết về Mỹ và truyền thông Mỹ luôn mang tới nhiều rủi ro trong nhận thức ở một thời điểm nhất định nào đó, ví dụ: chiến tranh Việt Nam, chiến tranh lạnh với Nga, sau đó là những hoạt động của Mỹ tại Trung Đông. Người Mỹ chưa bao giờ dừng dòm ngó vào chính trường và bầu cử của các nước khác, và các nước chưa bao giờ thôi tác động vào những kỳ bầu cử của Mỹ. Đó là sự thật bất di bất dịch trong điểm yếu dân chủ nửa mùa- hiểu theo nghĩa mơ mộng, rằng cái lưng của bạn đã hở bao nhiêu trước công chúng và các phe đối thủ, chứ còn ngực và bầu sữa lúc nào cũng dành cho quốc gia, dân tộc.
Ce Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét