Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Câu chuyện về Steve Jobs thay đổi thế giới

Nơi những dấu chấm tìm thấy nhau ...

Có một vài câu chuyện nổi bậc trong kinh doanh đương đại có áp dụng những nguyên lý về tâm linh và đã tạo được những dấu ấn lớn. Một số trong số đó đã tạo sự thay đổi lớn trong các hành vi ứng xử xã hội. Đó là những câu chuyện được truyền tai về những sản phẩm, dịch vụ "thay đổi thế giới".

Trong một phài phát biểu năm 2005 tại một buổi lễ tốt nghiệp của một trường Đại học danh tiếng ở Mỹ, vị "thánh nhân" trong lĩnh vực công nghệ thông tin Steve Jobs đã đề cập đến sự sáng tạo của con người thông qua các liên kết chuỗi những "dấu chấm" rời rạc. Mặc dù, có rất nhiều định nghĩa về sự sáng tạo được xướng bởi nhiều nhân vật nổi tiếng trong nền công nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, gợi ý này của Steve Jobs có đôi chút huyền bí về thế giới tâm linh, nơi mà nhiều độc giả không ít lần nghe qua về quãng thời gian ông lĩnh ngộ được khi tới Ấn Độ, trước khi quay về nước và bắt đầu "để lại những dấu vết" trên cõi đời này. Như vậy, những dấu chấm đó là gì? và có gì đặc biệt trong câu nói của Steve Jobs?

Tại sao phải là một dấu chấm, mà không phải là một hình tượng đặc trưng nào khác?
Dấu chấm là điểm đơn giản có tính quy tụ và tập trung mọi thứ vào nó. Nó ví như sự tập trung trong ánh mắt của bạn vào một dấu chấm đen trên 1 tờ giấy, hơn là để ý tới những phần trắng nằm xung quanh tờ giấy đó. Như vậy, dấu chấm có thể đặc trưng cho những điều được tóm gọn nhất trong kiến thức của bạn. Mỗi chặng đường học tập, nghiên cứu và phát hiện ra một điều gì đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, sẽ không khó hiểu nếu có nhiều người học giỏi, và có hiểu biết sâu rộng về những điều trong cuộc sống lại không thể tạo ra những giá trị nổi bậc hay nói cách khác, họ chưa để lại bất kỳ một dấu ấn nào trong cuộc sống này.

Những người có khả năng xâu chuỗi những dấu chấm rời rạc đó  để trở thành những những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo là những người có một khả năng đặc biệt nào đó chăng? Câu trả lời ở đây là CÓ, và đó là điều hiển nhiên cho một sự sáng tạo vượt bậc. Steve Jobs là người gân đây nhất làm cho tất cả mọi người phải kinh ngạc về chặng đường sáng tạo mà ông đã trải qua. Thử có một cách nhìn tổng quan về hành trình đó của Steve Jobs.

- Lấy khách hàng cá nhân làm trọng tâm: Cùng thời điểm, trong khi các hãng máy tính khổng lồ thời bấy giờ như IBM hoặc Microsoft chú tâm vào cá sản phẩm ứng dụng cho văn phòng và sản xuất, thì những chiếc máy tính đầu tiên lại tìm đến một đối tượng mới đó là "người dùng cá nhân".  Thử nghiệm lại, nếu như lúc Steve Jobs thử làm việc cho các công ty thiết kế về các trò chơi giải trí, nếu Steve Jobs không hứng thú với các lớp học về những kỹ năng: như vẽ, viết chữ... thì ông hẳn sẽ là một người gò bó chiếc máy tương lai của ông chỉ để phục vụ cho những công việc truyền thống. Nhu cầu hưởng thụ và giải trí với máy tính chưa bao giờ được đề cao cho tới khi những điều máy tính đầu tiên ra đời tại Apple Computer.

- Khách hàng là thượng đế hay thượng đế chính là Steve Jobs: Trong khi văn hóa thương mai toàn cầu ngay từ khi có những nghiên cứu về những mô hình kinh doanh thành công. Kim chỉ nan cho mọi hành động phục vụ khách hàng đó là "Khách hàng là thượng đế" để có thể phục vụ tốt nhất cho những thượng đế đó. Nhưng cách suy nghĩ đó chỉ dành để răn đe những nhân viên thuộc cấp để họ tập trung vào công việc chăm sóc khách hàng của họ một cách chu đáo hơn, chứ nó chưa bao giờ là một câu nói làm thay đổi những "đầu óc tạo dựng".

Thử chọn cách nhìn sau đây: khách hàng sẽ phàn nàn điều gì khi họ chưa thể hình dung ra đâu là cách trải nghiệm một sản phẩm chưa hề có từ trước tới nay. Có chăng là những phàn nàn tại sao những phát minh nghiên cứu mới lại quá xa lạ với họ. Nhưng đó hoàn toàn là những chuyện không đáng lưu tâm khi Steve Jobs biết rằng họ sẽ chẳng thể rời xa những thiết bị của ông trong một tương lai không xa. Chính ông, Steve Jobs là người mà Apple cần phải phục vụ và làm thỏa mãn đầu tiên. Vì chỉ có ông mới là khách hàng am hiểu nhất về sản phẩm, khách hàng khó tính nhất và tân tiến nhất. Như vậy để tạo ra những sản phẩm có tính bước ngoặc, thì chính những người tạo dựng sẽ là những người mặc định những tiêu chuẩn cho những thiết bị và dịch vụ cho chính họ tạo ra.

"Người tiêu dùng sẽ không thể có những phàn nàn tích cực về chiếc xe chạy bằng động cơ, nếu họ chỉ biết chiếc xe đạp là phương tiện duy nhất"

- Bán sản phẩm hay bán sự trải nghiệm: Nhiều người phàn nàn rằng tại sao Apple lại "chém đẹp" cho những sản phẩm của họ kể từ từ khi chiếc Ipod đầu tiên ra đời, cho tới những Iphone 6 hay Ipad air. Người tiêu dùng có lý do để phàn nàn về giá cả, và Apple có lý riêng của họ cho mức giá đó. Hãy nhìn nhận, cái lý đó đến từ đâu. Một chiếc Iphone 6, sản xuất tại Foxcon đặt tại Trung Quốc sản xuất với giá dao động từ 250$-300$ một chiếc, trong khi Foxcon chỉ nhận được 5-20$ tiền lời trên mỗi chiếc Iphone được bán ra, thì Apple sẽ nhận 400-500$ cho mỗi cái Iphone 6, trên mức gia bán ra là 800-900$ cho mỗi chiếc. Nói vậy để thấy cái giá "trải nghiệm" cho mỗi chiếc Iphone thật đắc. Vậy mà Apple vẫn bán cháy hàng tại hầu hết các đại lý của họ.

(Maslow's Hierarchy)


Để hiểu căn nguyên tại sao người tiêu dùng vẫn chuộng các sản phẩm của Apple mặc dù họ phải trả một mức giá cao như thế. Qua về tháp nhu cầu căn bản của Maslow. Ở mức nhu cầu cao nhất là "sự thể hiện bản thân", "sự sáng tạo" thì các sản phẩm của Apple sẽ sản phẩm có tính riêng tư cao nhất, tính thể hiện và sáng tạo độc lập cao nhất. Ở tầng nhu cầu xếp phía sau là những "nhu cầu mang tính tâm lý"- muốn được hòa nhập vào cộng đồng, muốn được cộng đồng ghi nhận sự hiện diện ... Như vậy, Apple cung cấp những sản phẩm hạng sang nhưng cũng hút luôn những nhu cầu phổ thông ở 2 tầng nhu cầu tiếp theo.

Nếu nhìn nhận khách hàng và phân loại thông thường thì khó lòng có thể "thu hút" một lượng lớn chạy theo sản phẩm. Như vậy, nguyên lý thành công cho những sản phẩm sáng tạo là "không cần quan tâm tới bất kỳ tầng nào từ sự phân loại nhu cầu", chỉ cần người tạo dựng là những người sáng tạo nhất, là những người khắc khe nhất, có tiêu chuẩn thẩm mỹ cao nhất. Họ sẽ có tất cả.

-  Thiết kế sản phẩm Apple và sự vô lượng: Để phù hợp với định hướng tạo nền tảng cho sự trải nghiệm của người dùng thiết kế mềm mại và phẳng ngay từ sản phẩm Iphone thế hệ đầu tiên. Kiên quyết loại trừ các nút cứng và nút "Home" cảm ứng hiện thị bên trong các trang hiển thị quả thật là một cuộc cách mạng trong thiết kế. Bên cạnh đó, một giao diện đơn giản và ẩn hầu hết các tiện ích và tùy chỉnh vào bên trong một biểu tượng "setting". Các bước tối giản trong sự cách tân của cách nhìn về sự "vô lượng" mà người ta hay nhắc đến trong Đạo Phật. Tự do khám phá từ một bề mặt đơn giản và nhiều mối liên kết bên trong, hơn là hiển thị những liên kết ra bên ngoài.

Hãy nhìn vào xu hướng thiết kế "phẳng" mà microsoft, Google đang theo đuổi để thấy triết lý về thiết kế đơn giản của Steve Jobs có sức ảnh hưởng lớn như thế nào.

Như vậy, những kiến thức, trải nghiệm trong quá khứ được đặc trưng bằng như dấu chấm rời rạc đã thực sự tìm thấy nhau trong các sản phẩm của Steve Jobs. Đó chính là sự sáng tạo! dấu ấn từ một cá nhân mang đến sự thay đổi lớn lao đến nhiều mặt trong cuộc sống.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét