Mình điểm qua từng phương pháp và sẽ bàn luận về dựa trên kinh nghiệm giảng dạy thực tế của mình thông qua trang Facebook: https://www.facebook.com/cephanafterschool
1. Phương pháp học ngôn ngữ gần gũi (CLL - Community Language Learning)
Phương pháp học ngôn ngữ gần gũi cố gắng xây dựng mối qua hệ cá nhân mạnh mẽ giữa giáo viên và học sinh mà không có bất kỳ ranh giới học tập nào, sử dụng tiếng mẹ đẻ sau đó dịch nó sang tiếng Anh và ưu tiên lặp lại nhiều lần và từng bước làm quen với các khái niệm mới (theo tác giả Krashen, 1982).
2. Phương pháp lược giản từ (Silent Way)
Trong phương pháp lược giản từ, giáo viên cố gắng nói ít từ nhất có thể để giúp các bé cảm thấy thoải mái và tìm ra những từ phù hợp để bày tỏ suy nghĩ. Ngay cả khi một em nói "Me go toilet" (Con đi toilet), thì sẽ kiểm soát được những gì các em đang cố gắng nói tốt hơn mà không cần sử dụng tiếng mẹ đẻ.
3. Phương pháp trực tiếp (Direct Method)
Đây là phương pháp sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Giáo viên sẽ hỏi bằng tiếng Anh và học trò được khuyến khích trả lời bằng tiếng Anh (chỉ đôi khi sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những trường hợp cần thiết).
4. Phương pháp nghe hiểu (Audio-lingual method)
Đây là phương pháp học tiếng Anh việc thích nghi với những sinh hoạt thường nhật trên lớp học. Các bé đã làm quen với các hoạt động đó và dễ dàng hiểu được những chỉ dẫn của giáo viên. Phương pháp này nhấn mạnh việc nghe hiểu trước việc biết nhận diện ngữ vựng.
5. Phương pháp "Tiếng Anh dễ lắm" (Suggestopedia method)
Phương pháp học tiếng Anh này giúp các bé tránh cảm giác sợ học tiếng Anh. Phương pháp này loại bỏ những phần không cần thiết trong cách giảng dạy thông thường và thay vào đó là những hoạt động dễ tiếp cận hơn ví dụ như: hát, chơi trò chơi, đọc truyện.
6. Phương pháp giao tiếp theo tình huống (CLT - Communicative language teaching method)
Phương pháp hướng đến việc tạo ra các tình huống giao tiếp theo các bối cảnh như trong lớp học, siêu thị, bệnh viện... Các tình huống thực tế được đề cập đến cũng như có những khách mời để tạo cảm giác giao tiếp thực tế hơn cho các em.
7. Phương pháp tiếp cận tự nhiên (Immersion method hay có tên khác là Natural Approach)
Sự khác biệt giữa phương pháp tiếp cận tự nhiên và phương pháp giao tiếp theo tình huống (6) ở chỗ môi trường nói tiếng Anh tự nhiên giống người bản xứ trong khi, theo phương pháp trực tiếp, học sinh học ngôn ngữ trong một môi trường nói tiếng Anh mà họ có thể hiểu được.
Phương pháp này ghi nhận một thức tế rằng trẻ em không thể ngồi yên! Phương pháp tương tác thể chất toàn diện nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng hiểu bằng âm thanh khi mà các bé tham gia phản ứng tích cực với một số mệnh lệnh nhất định. Ví dụ, "Close your eyes", "Touch your nose", "Sit down", v.v. (theo tác giả Richards & Rodgers, 1986). Sử dụng các hoạt động TPR trong trường mầm non sẽ khuyến khích trẻ em hoạt động thể chất. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và một trong những phương pháp tạo nhiều thích thú nhất cho trẻ em.
8. Phương pháp học kiểm tra (Task-based Language learning method)
Phương pháp học này là cách dạy theo từng điểm mục trong tiếng Anh. Ví dụ như nhóm từ vựng, những điểm ngữ pháp được dạy trong một thời gian nhất định sau đó yêu cầu kiểm tra học trò khả năng ghi nhớ và áp dụng vào các bài tập. Ở giai đoạn mầm non, phương pháp này chỉ được khuyến khích sử dụng trong các tình huống mang tính ra lệnh/ yêu cầu. Chẳng hạn, giáo viên mầm non nói "give me an apple",nếu các bé làm theo được là đạt yêu cầu.
9. Phương tác tương tác thể chất toàn diện (TPR - Total Physical Response)
Từ việc hiểu căn bản sự khác biệt giữa các phương pháp sẽ giúp giáo viên/ phụ huynh đánh giá được bối cảnh học tiếng Anh của học trò/ con cái của mình. Ce Phan từng trải qua hầu hết các phương pháp nói trên và sẽ giúp các bạn hiểu sâu thêm một bước nữa thông qua một bài giảng qua video của mình nhé.
Hãy giữ liên lạc nhé!
Ce Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét