Ngày lễ này có gốc gác khoảng hơn 2000 năm trước ở Trung Quốc. Nó là 1 trong 4 câu chuyện cổ tích được truyền bá sâu rộng nhất trong lịch sử nước này.
Thông điệp tình yêu của câu chuyện này cũng được biểu dương ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, khác với những nơi khác vẫn còn dùng Nguyệt lịch (Âm lịch) tổ chức ngày 7/7, người Nhật lấy ngày này trong Tây lịch (Dương lịch) để làm lễ kỉ niệm.
Ngày này, người ta sẽ nhìn thấy những kiểu trang trí phổ biến như hình ảnh của cây tre được treo phướng và những lời nguyện cầu được viết vào những mẫu thiệp nhỏ.
Món ăn cổ truyền vào ngày này ở Nhật Bản là đồ chiên (tempura) mà đặc biệt là đồ chiên rau củ quả ăn với bún (giống kiểu đồ ăn chay ở Việt Nam).
Cũng như hầu hết các câu chuyện tình yêu nổi tiếng khác, chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ bị ngăn cấm bởi Ngọc Hoàng Thượng Đế và ông chỉ cho họ gặp một lần duy nhất trong năm là ngày mồng 7 tháng 7 Nguyệt lịch.
Chính vì sự trắc trở này nên ngày gặp nhau hàng năm của họ trở nên vô cùng đặc biệt và màu nhiệm. Người ta tin rằng, những thông điệp và những lời nguyện ước sẽ được chiếu cố khi phát nguyện trong ngày này.
Tuy nhiên, do sự khác biệt trong quan niệm ngày tháng trên tấm lịch mà Ngưu Lang-Chức Nữ gặp nhau ở Nhật Bản một lần, sau đó lại tiếp tục gặp nhau thêm một lần nữa tại Việt Nam và Trung Quốc.
Nếu bạn có một lời nguyện cầu, hãy nhắn gửi nó trong ngày hôm nay. Để chắc ăn, bạn cũng nên lặp lại thêm một lần nữa trong hơn 1 tháng tới .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét