Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

Ngày lễ Ngưu Lang-Chức Nữ ở Nhật Bản (Tanabata)

Ngày lễ Ngưu Lang-Chức Nữ ở Nhật Bản (Tanabata), Tây lịch mồng 7 tháng 7. 



Ngày lễ này có gốc gác khoảng hơn 2000 năm trước ở Trung Quốc. Nó là 1 trong 4 câu chuyện cổ tích được truyền bá sâu rộng nhất trong lịch sử nước này. 

Thông điệp tình yêu của câu chuyện này cũng được biểu dương ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, khác với những nơi khác vẫn còn dùng Nguyệt lịch (Âm lịch) tổ chức ngày 7/7, người Nhật lấy ngày này trong Tây lịch (Dương lịch) để làm lễ kỉ niệm. 

Ngày này, người ta sẽ nhìn thấy những kiểu trang trí phổ biến như hình ảnh của cây tre được treo phướng và những lời nguyện cầu được viết vào những mẫu thiệp nhỏ. 

Món ăn cổ truyền vào ngày này ở Nhật Bản là đồ chiên (tempura) mà đặc biệt là đồ chiên rau củ quả ăn với bún (giống kiểu đồ ăn chay ở Việt Nam). 

Cũng như hầu hết các câu chuyện tình yêu nổi tiếng khác, chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ bị ngăn cấm bởi Ngọc Hoàng Thượng Đế và ông chỉ cho họ gặp một lần duy nhất trong năm là ngày mồng 7 tháng 7 Nguyệt lịch. 

Chính vì sự trắc trở này nên ngày gặp nhau hàng năm của họ trở nên vô cùng đặc biệt và màu nhiệm. Người ta tin rằng, những thông điệp và những lời nguyện ước sẽ được chiếu cố khi phát nguyện trong ngày này. 

Tuy nhiên, do sự khác biệt trong quan niệm ngày tháng trên tấm lịch mà Ngưu Lang-Chức Nữ gặp nhau ở Nhật Bản một lần, sau đó lại tiếp tục gặp nhau thêm một lần nữa tại Việt Nam và Trung Quốc. 

Nếu bạn có một lời nguyện cầu, hãy nhắn gửi nó trong ngày hôm nay. Để chắc ăn, bạn cũng nên lặp lại thêm một lần nữa trong hơn 1 tháng tới 😊.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

Hãy nỗ lực để bản thân xứng đáng được người khác tôn trọng

Mình nghĩ rằng những người của mọi sắc tộc khác nhau đến nước Mỹ hay bất kỳ đất nước tiên tiến nào khác như Canada, Anh, Úc ... đều may mắn hơn những người cùng màu da khác đang ở lại trên quê nhà của họ. 

Mình tin rằng Việt Kiều dẫu có một quá khứ thương đau nhưng điều kiện sống thực tại tốt hơn người Việt tại Việt Nam. Người Hoa Kiều hay những người Mỹ da đen cũng vậy. Chất lượng sống của họ cao hơn so với người Hoa và người Phi ở xa tận bên kia nửa vòng trái đất. 



Hoa Kỳ là bến đậu của nhiều người ở mọi sắc tộc, màu da. Sự mâu thuẫn hay kì thị hiện diện như một bản ngã tất yếu và không thể đòi hỏi nó biến mất dễ dàng được. Nhưng chính nước Mỹ là nơi chấp nhận sự khác biệt nhiều nhất trên thế giới này! Bản hiến pháp của họ được các nước khác xem là khuôn mẫu để xây dựng nhà nước. 

Mình tin rằng #Blacklivesmatter là một phong trào ba xạo! Thực ra phải là ALL LIVES MATTER ! Không có một con người nào không cần lên tiếng để được sống... kể cả người da trắng. Khi bạn không là cụ Kình ở Việt Nam, khi bạn không là Lưu Hiểu Ba ở Trung Quốc thì bạn sẽ không hiểu là bạn có nhiều "Oxy" để thở hơn phần đông người dân trên thế giới này!

Đúng ra người ta nên nói nhiều hơn về chữ RESPECT thay cho chữ LIVES. Các bạn xuống đường vì cảm thấy mình không được người khác xem trọng, hay thậm chí bị coi thường chứ cái quyền sống của Goerge Floyd không đại diện được cho ý chí của các bạn. 

Không ai trên đời này sinh ra là nhận được sự tôn trọng đúng nghĩa từ người khác. Về mặt giáo dục, chúng được dạy phải nên tôn trọng bất kỳ ai, kể cả kẻ thù!!! Nhưng sự thật là hành trình cuộc đời mỗi người là EARN RESPECT từ người khác. Chúng ta nỗ lực từng ngày, đạt hết thành tựu này tới thành tựu khác là để chinh phục lòng mến mộ cũng như sự tôn trọng của những người trong cộng đồng của chúng ta. 

Tôi biết rằng có rất nhiều người thành công, những người nổi tiếng bao gồm của các nhà toán học, nhà văn, ca sĩ, chính trị gia ... đang ủng hộ phong trào này nhưng cũng không có nghĩa rằng thông điệp của nó là chính đáng và đúng đắn. Sự kiện của George Floyd bị lợi dụng một cách thô thiển và trơ trẽn. 

Nếu hôm nay, bạn bị người khác xem thường thì hãy nỗ lực để giỏi lên từng này và dành lấy sự kính trọng từ mọi người bằng thành quả và tài năng của bạn. Cho dù người khác luôn được giáo dục để kính trọng bạn mặc dù bạn chưa thành danh thì cũng không có nghĩa là họ kính trọng bạn đúng nghĩa. Đó chỉ là sự kính trọng xã giao. Hãy đứng lên như những người công chính, học nhiều hơn nữa, lao động nhiều hơn nữa để giá trị của bạn luôn được nâng cao. Tôi tin chắc rằng bạn sẽ luôn được coi trọng và được ghi nhận cho thành quả của mình. 

Loài chim sẻ từng bị diệt chủng bởi Tàu cộng

Nếu bạn muốn tìm hiểu về sự kiện này, hãy bắt đầu với từ khoá "Cuộc Cách mạng chim sẻ", "thời Đại Nhảy Vọt" để tìm đọc lại số phận của loài chim này tại Trung Quốc.


Những người cộng sản ở Tàu từng xem loài chim sẻ là kẻ trộm. Theo một tính toán của họ, chim sẻ đã ăn mất một số lượng thóc nhất định của dân chúng. Và thế là loài chim sẻ được liệt kê là "những tên trộm" của quốc dân. Phong trào tiêu diệt chim sẻ diễn ra mạnh mẽ tương tự như phòng trào diệt chuột thời bấy giờ.
Người dân dùng ná cao su, súng tự chế để bắn chim. Số khác thì khua chiên, đánh trống, gõ nồi ... đến nỗi loài chim sẻ không tìm được một chốn dung thân tại đất nước này.
Rồi, những người cộng sản ngốc ngếch đó cũng sớm phải trả giá. Trong những vụ mùa ngay sau đó, những loài sâu bọ đã nổi dậy và tàn phá mùa màng nặng nề không tượng tượng nổi.
Người ta không biết rằng, bên cạnh ăn thóc chim sẻ cũng ăn cồn trùng, sâu bọ ... Việc đuổi đánh chúng cũng đã làm náo loạn sự sinh sống định cư của các loài chim ăn sâu bọ khác.
Cuộc Đại Cách Mạng trong nông nghiệp phải trả giá rất nặng nề. Con người đã trải qua một nạn đói và tiếp đó sự chết chóc do thiếu ăn vì mô hình bao cấp. Không chỉ có loài người chịu trầm kha vì sự thiểu năng của một nhóm lãnh đạo, mà ngay cả loài chim cũng không có lối thoát! Đặc biệt là loài chim sẻ.
Một thời gian sau đó, họ phải "nhập khẩu" chim sẻ từ các nước khác để hòng tái tạo sự cân bằng sinh vật trong tự nhiên.
Ngày hôm nay, tôi ngồi nhìn những chú chim sẻ tìm đồ ăn bên hiên của một tiệm bánh. Tôi thấy vui cho loài chim này đã vượt qua định mệnh của của giống loài chim sẻ. Bây giờ con người đã dành cho nó một không gian sống đỡ ngột ngạc hơn và nhiều cơ hội hơn.

Tại sao người phụ nữ ấy vẫn mãi trồng rau?

Sức nóng dồn dập của giá nhà đất ở các vùng ven thành phố vẫn đang diễn ra. Những lời đồn về giải toả đất nền lan nhanh đến từng người dân nghèo. Những người dân đang vất vả mưu sinh bổng chốc trở thành tỉ phú khi bán đi phần lớn hoặc toàn bộ đất canh tác của mình.


Làn sóng tỉ phú ấy đến như một trận Đại Hồng Thuỷ. Người chủ đích bán đất cũng có, người sợ mất đất bán cũng có, người mua đi bán lại trong cơn nóng sốt nhà đất cũng có. Trong hàng vạn câu chuyện của dân tình thì hiếm có câu chuyện nào khác ngoài chuyện bán đất!
Thế rồi tiền tỷ vừa bán được vừa đủ xây một ngôi nhà tương đối khang trang để ở trên khoảng 100m2 còn sót lại. Sau khi xây nhà xong, có lẽ là lúc các chủ nhân cũng được thảnh thơi ngồi uống tách trà trước hiên nhà mới để nhìn lại đôi điều:
- Hoá ra ta từ một tỉ phú đất (điền chủ) giờ thành tỉ phú tiền mặt.
- Tiền có cầm được lâu!? Bỏ hết tiền vào xây căn nhà. Không chỉ bỏ tiền mà còn tự bỏ sức để xây nhà!
- Giá để xây một căn nhà với chất lượng tương đương ngày nay mắc gấp 3 lần so với cách đây 10 năm. Nghĩa là để xây một ngôi nhà 1 trệt, 1 lầu trên diện tích 100m2 (kể cả nội thất cơ bản) thì tốn 1 tỷ, 10 năm trước đây chỉ mất khoảng 330 triệu đồng.
- Trước khi bán đất, cuộc sống tuy khổ nhưng không sợ đói ăn vì luôn có đất canh tác. Sau khi bán đất, ngồi trong nhà đúc nhìn ra đường ngắm xe cộ và chẳng biết làm nghề gì để có đồng ra đồng vô như trước.
Để dễ hình dung, hãy nhìn vào công thức sau:
Nhà cấp 4+ vườn + nghề nông = nhà đúc
Dễ thấy rằng đó là một tính toán tồi! Nhưng hãy chậm lại để nghĩ xem. Nếu nhà nước quy hoạch và lấy mất đất vườn của mình với giá rẻ mạc thì công thức trên sẽ ra sao!
Nhà cấp 4 + vườn + nghề nông = Nhà cấp 4 (+Tủ lạnh, xe máy)
Tiền đền bù theo đơn giá nhà nước chỉ đủ mua con 1 cái tủ lạnh và 1 con xe rẻ tiền.
Như vậy, người dân "tự khôn" bằng cách làm như trên là bán đất!
Nhưng ai là những người dám mua đất khi mà tin đồn về giải toả đất nền vẫn được truyền đi?
Hãy nghĩ đi! Tôi biết bạn thông minh hơn tôi trong khoản này.
Câu chuyện thực ra tôi muốn kể đó là người phụ nữ kia. Người phụ nữ vẫn mãi trồng ra để mưu sinh và nuôi con sau khi người chồng xấu số qua đời sớm.
Bà có nhà, có ruộng và vườn. Bà sống giữa muôn trùng thông tin và những lời khuyên bán đất. Bàn vẫn cứ trồng rau.
Bà biết rằng, ngoài nghề nông bà không còn nghề nào khác để kiếm tiền và căn nhà cấp 4 là quá đủ để ở khi con cái đều sống xa nhà.
Bà cũng khôg biết uống cafe, ăn nhà hàng và mua đồ đẹp nên có bán đất đi thì cuộc sống của bà cũng không khác hơn.
Điều quan trọng nhất đó là bà nghĩ, bán đất thì có tiền nhưng có tiền rồi thì muốn mua được đất như trước thì không dễ. Để lại đó thì nó vẫn còn với mình.
Thế là trên mảnh đất đó bà trồng hết vụ mùa này tới vụ mùa khác. Rau rủ có lúc đạt lúc không nhưng bà không bao giờ cảm thấy túng quẫn về tiền nong. Bán vài cân rau, kiếm được dăm ba chục đủ mua ít thịt cá, dư ra vài ngàn để dành để đi lễ nghĩa, đám tang...

Mang một con tim khép kín thì đi muôn dặm cũng thành không

Luôn có một nhóm người xuất thân từ xứ Đao Lòng và đã bôn ba học tập cũng như mưu sinh nhiều nơi và vẫn thấy không đâu bằng chùm khế ngọt ở quê nhà!


Mình từng thấy shock thì nghe được những lời bao biện về sự ưu việt hơn trong đời sống Cộng Sản so với Tư Bản. Không chỉ một lần được nghe như thế mà phải nói là nhiều lần!
Nếu những lời nói đó đến từ những người ít tiếp cận thông tin đa chiều thì không nói gì. Đặc biệt hơn, những thiên kiến đó lại đến từ giới có ăn học nghiêm chỉnh. Được đi du học, được trải nghiệm làm việc ở ngoài nước ... nhưng con tim họ thì hoàn toàn khép kín.
Họ đã nói ra sao?. Dẫn lại nguyên văn một bình luận qua mạng để làm thí dụ cho điều trên.
Mình thường đọc các bài thơ qua trang của thầy Thái Bá Tân về đất nước-con người và thi thoảng cũng đọc luôn các lời bình luận bên dưới. Không ít lần mình đọc được những bình luận kiểu như sau:
"Bác ạ! Chế độ nào nó cũng có hạn chế. Tư bản: cho mày nói - bố kệ không làm, có phân chia quyền lực. Cộng sản: cấm nói và bố cũng không làm theo ý mày, cũng phân chia quyền lực. Còn nó giàu được là do cướp của nước khác từ thế kỷ 18. Anh - chiến tranh nha phiến với TQ, mặt trời không bao giờ lặn (vì quá nhiều thuộc địa. Pháp cũng gây hấn như thế với Vn và đông dương. Hà Lan thuộc địa từ Châu á sang châu Mỹ.... Thay vì cãi nhau thì bác nên tập trung làm kinh tế. Khi nào mình giàu tiếng nói của mình sẽ có giá trị hơn."
Khi bị người khác chỉ ra cái sai trong lỗi nguỵ biện thì bạn này tiếp tục lại mắc phải một lỗi nguỵ biện khác khi nói như sau:
"Mình sống ở tây ... bạn ở tây được bao nhiêu ngày? Ở đâu cũng cạnh tranh, ngành nào cũng cạnh tranh. Bạn làm nghề gì mà ko có cạnh tranh? Tây ko phải cái gì cũng màu hồng."
Bạn này còn nhiều bình luận khác, nhưng xin được ngưng trích vì bao nhiêu lời trên đã tương đối đầy đủ để minh hoạ rồi.
Mình luôn tự hỏi tại sao lại có những người thân cộng tới mức nhận thấy nó ưu việt mặc dù họ đã có những so sánh với những mô hình xây dựng đất nước kiểu khác?
Tới giờ mình vẫn chưa có lời lý giải cho những suy nghĩ đó. Nhưng mình cho rằng nếu bạn có một trái tim yêu thương và nhạy cảm, bạn sẽ thấy con người xứ Đao Lòng đang phải vật lộn với những nhu cầu sống cơ bản nhất (bất kể giai cấp lãnh đạo hay thường dân). Đó chính là tầng đáy trong tháp nhu cầu huyền thoại của Maslow.
- Thường dân không đảm bảo được chốn ở vì không được sở hữu ruộng đất. Ruộng vườn, đất ở của mình có thể bị đem ra quy hoạch trong một lúc nào đó. Cán bộ cũng "vật lộn" với nhà đất khi họ luôn thấy mình thiếu thốn và muốn có thêm.
- Thường dân sống trong một đất nước nông nghiệp nhưng lại lo cho miếng ăn từng bữa. Những thứ bỏ vào miệng không bao giờ được đảm bảo là an toàn. Cán bộ thì cũng từng bữa lo ăn. Họ ăn không từ thứ gì!
- Dân không được dùng súng nhưng tính mạng thì luôn trong diện có nguy cơ cao. Tai nạn giao thông, ô nhiễm môi sinh luôn sẵn sàng lấy đi mạng sống của bất kỳ ai (cả thường dân và cán bộ). Số người chết vì những thứ đó lớn hơn rất nhiều so với những vụ xả súng ở các nước tự do dùng súng.
- Những nhu cầu cao hơn như nhu cầu được nói/ phát biểu chính kiến; nhu cầu được trở thành một phần trong cộng đồng ... thì trở nên xa xỉ. Miễn bàn!
Quá đúng khi nói ở đâu cũng có tốt/xấu. Nhưng tốt xấu tương quan thế nào và tỷ lệ bao nhiêu mới đáng nói.
Và cho dù xứ khác có tốt thì dĩ nhiên là tốt cho những con người thuộc về nơi ấy. Nó chưa chắc tốt cho các du học sinh hoặc những người đến đó làm việc! Dĩ nhiên! Đất nước đó là của họ và họ phải lo cho dân họ trước tiên!
Nhưng điều đó không thể ngăn cản trái tim của bạn dể nhìn thấy bi thương của xứ sở của mình. Nó không còn là phạm trù tốt xấu như hai mặt của vấn đề mà đó chính là sự đày đoạ của kiếp nhân gian đến mức không thể tưởng tượng nổi đang diễn ra ở xứ Đao Lòng!
Ngược lại, nếu con tim của bạn đã nguội lạnh và sắc đá thì bạn chỉ có thể nhìn được sự nhiễu nhương ở nơi khác mà không bao giờ thấy những bi kịch bên trong đất nước của mình.
Mình không cần đi nhiều và đi xa như bạn để so kè "bạn sống ở nước ngoài được bao lâu?", "bạn đi được bao nhiêu nước?". Chỉ cần biết rằng khi nhu cầu sống căn bản chưa được đảm bảo thì làm sao có thể nói đến các giá trị bậc cao!

Thiền có quá cao xa?

Khi nhắc tới thiền hay thiền định, mình tự thấy nó là một cách thức tu luyện khó thực hành... chứ huống chi nói đến việc giác ngộ. Nhưng khoan đã! 



Cả một đời người là một quá trình tu thân mà! Vậy thiền có phải là đang hiện diện ở đâu đó và luôn bám víu vào từng hoạt động sống của mình phải không? 

Một phút giây tĩnh lặng để bạn suy xét sự tồn tại của thiền khi đọc những dòng chữ này đây thì trải nghiệm thiền định đã lấp ló trong bạn. 

Thực ra có rất nhiều sách vở viết về thiền, nhưng mãi chẳng có câu chữ nào khiến bạn thực sự có đủ động lực để theo đuổi một khoá thiền hay thậm chí là tự tập luyện tại nhà. Cho dù bạn chưa bắt đầu một phương pháp tu tập thì thiền đã có trong bạn từ rất sớm. 

Thiền được kế thừa từ tình yêu thương của những người xung quanh dành cho bạn. Khi ai đó trao cho bạn tình thương, con tim bạn lắng đọng lại... bạn đang thừa hưởng thiền ngay từ phút giây đó. 

Lớn lên một chút, bạn muốn tự quyết định nhiều hơn và kể từ đó bạn đón nhận thất bại cũng nhiều hơn do sự non nớt của mình. Khi bạn buồn và nhìn nhận lại những thất bại đó. Ngay lúc đó, bạn đang có trải nghiệm thiền của riêng bạn. 

Càng lớn hơn, học hỏi và kế thừa được nhiều hơn, bạn biết chăm chút và tỉ mỉ hơn cho những thứ mình đang làm. Trạng thái thiền nuôi dưỡng bạn để khiến bạn gắn bó với các hoạt động lâu hơn, sâu hơn. 

Như vậy, thiền theo cách hiểu này chính là sự trưởng thành trong suy nghĩ, sự trách nhiệm cho công việc và đặc biệt là sự thức tỉnh ở hiện tại. Nhìn rộng ra, người nông dân thiền ngay lúc họ đang nhổ cỏ, tưới nước, bón phân cho cây cối. Người chơi cây kiểng thiền ngay lúc tỉa cành, nắn nót thân cây. Võ sĩ thiền trong lúc tập luyện và thi đấu. Tay đua thiền trong từng đoạn cong trên đường đua. 

Thiếu vắng thiền trong những khoảng khắc như vậy, sự chú tâm của bạn sẽ bị văng ra ngoài. Quá khứ, tương lai luôn muốn kéo bạn ra khỏi thực tại. Thế giới quan cũng muốn kéo bạn ra khỏi chính con người bạn. Những gì làm nên con người bạn hôm nay chính là thiền. 

Lẩn tránh chuyện trong nước, nhưng rất hăng say chuyện quốc tế!

Những dấu chỉ gần đây trên MXH về những biến cố lớn của thế giới, trong đó có: đại dịch cúm Vũ Hán, bạo loạn ở Mỹ ... cho thấy người xứ Đao Lòng quan tâm tới chuyện không mấy ảnh hưởng tới cộng đồng của mình và lơ đi những chuyện chính sự trong nước. 



Tại sao như vậy? 
Tại vì HÈN! 

Sẽ rất an toàn cho sự nghiệp và bản thân của họ nếu chỉ nói bông quơ, tán dóc chuyện Tây, chuyện Tàu ... Ngược lại, họ sẽ gặp những trở ngại từ bên trong nếu quan tâm tới những chuyện thiết yếu hơn trong cộng đồng. 

Nếu lướt qua những trang Facebook bàn luận về chuyện đó đây và thậm chí là kêu gọi biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc, giải cứu thứ này và thứ nọ thứ kia ... thì sẽ thấy trang của họ "sạch" tới mức không tưởng. Chỉ có hoa lá cành và đàn đúm. 

Thực tế cho thấy những vấn nạn rất lớn và cộng đồng xứ Đao Lòng đang phải trải qua: bất công xã hội, độc tài chính trị, đạo đức suy đồi, thất nghiệp tràn lan, nhân quyền bị xâm hại ... chưa bao giờ nhức nhối hơn hiện nay. 

Cộng đồng xứ Đao Lòng ngày càng trở nên âm tính và hủ bại. Những sự thật trở thành kẻ thù và người ta luôn dè chừng trước những điều mới mẻ. Con người được nuôi dưỡng trên nỗi sợ hãi và bảo thủ nên hệ luỵ sẽ kéo dài cho đến nhiều thế hệ nếu không có những nộ lực lớn để thức tỉnh những con người bên trong. 

Và vẫn như mọi khi, tôi đang đề cập tới quê hương của tôi, xứ Đao Lòng! để có chỉ dẫn rõ hơn trong quá trình làm trong sáng tiếng Việt. 

Hãy hiểu ngược lại

Vì có quá nhiều lỗi nguỵ biện trong các phát ngôn của các chính khách và cả giới truyền thông thổ phỉ xứ Đao Lòng nên sau đây là một vài chỉ dẫn để bạn hiểu đúng bản chất ở đằng sau những câu nói: 

(1) Hiểu ngược lại
(2) Suy luận "nếu" ... "thì"


------
Ví dụ: 

- Khi phát ngôn viên nói nhiều lần "chúng tôi rất yêu chuộng tự do", có nghĩa là "chúng tôi là con rùa rụt đầu" hoặc "chúng tôi là những con cừu".

- Chúng ta sẽ "cải cách ruộng đất" có nghĩa là chúng ta "sẽ đi cướp đất". 

- Tướng lĩnh quân đội nói với thường dân "Hoà bình rất quan trọng, hãy giữ gìn nó" có nghĩa là "Sẽ có chiến tranh nếu mọi người ủng hộ các thế lực thù địch" 

- Lãnh đạo nói "Abc là đỉnh cao của trí tuệ" thì có nghĩa là "Abc là một mớ rác rưởi" 

Nói chung, phần lớn các phát ngôn của giới cầm quyền xứ Đao Lòng là sai sự thật, trơ trẽn và trịch thượng nên hãy cứ hiểu ngược lại hoặc khác đi thì sẽ nhìn đúng bản chất của vấn đề. 

Thấy vậy mà không phải vậy

Có 1001 thứ ở Việt Nam mà bạn có thể thốt lên "thấy vậy mà không phải vậy" hoặc "nghe vậy mà không phải vậy".

Ví dụ:
- Ở Việt Nam, xếp hàng hoặc chào hỏi luôn có trong các trường học từ cấp mẫu giáo tới phổ thông trung học nhưng rốt cuộc "thấy vậy mà không phải vậy"- người ta vẫn không biết xếp hàng!
- Ở Việt Nam, lãnh đạo thường tuyên bố tỉnh này sẽ trở thành cái này/ cái kia người dân sẽ được sánh vai với nơi này/nơi kia ... nhưng "nghe vậy mà không phải vậy"- thực ra Việt Nam vẫn "lùn" hơn rất nhiều khi so với những nước mà các lãnh đạo từng so sánh.
- Ở Việt Nam, người ta luôn truyền tai nhau làm cái gì cũng phải có tình có lý, nhưng hiện thực là nền tư pháp của Việt Nam lại rất tai tiếng với "tình" và "lý". Quả đúng là "nghe vậy mà không phải vậy"! về Việt Nam.
- Ở Việt Nam, trường học luôn dạy về đạo đức, đoàn kết và lòng vị tha nhưng lại một lần nữa "thấy vậy mà không phải vậy"- người miền Bắc/ Nam vẫn chưa hết phân biệt "thắng"/"thua" sau các trận chiến.
- Ở Việt Nam, "tự do" là tự được nhắc đến nhiều nhất trong mọi phương diện, nhưng "thấy vậy mà không phải vậy"- những quyền tự do căn bản như "tự do biểu kiến", "tự do bầu cử" ... chưa bao giờ được đảm bảo đúng nghĩa.
Và cứ tương tự như thế .... bạn có thể nói rất nhiều thứ ở Việt Nam mà chúng chỉ hiện diện như một vỏ bọc bề ngoài chứ chưa bao giờ là sự thật.