Nhà mình ở gần cái rừng đó và tuổi thơ cũng gắn với nó nên tính viết dài dòng nhân sự kiện "Phú Yên dậy sóng" khi có một lãnh đạo về quản lý tài nguyên rừng của tỉnh Phú Yên phát biểu về sự ảnh hưởng của dự án xây dựng ngay tại cánh rừng phòng hộ ven biển Tuy Hòa.
Trước hết phải nói là Phú Yên là địa phương bị lọt vào tầm ngắm của chính phủ ngay đầu nhiệm kỳ của TT Phúc. Những lời phát biểu của đại biểu Phú Yên được báo chí quan tâm hơn tại kỳ họp quốc hội và cho đăng hàng loạt cộng với lời chê của ngài đương kim thủ tướng về một địa phương bị bỏ lại đằng sau!
Sự kiện rừng phòng hộ vừa qua hay trước đó là sự kiện phát rừng để nuôi bò phải nói là một tai nạn truyền thông có chủ đích của bên phát thông tin. Có thể đó là thông điệp từ chính phủ, có thể chỉ là sự bổ sung để giảm đi sự nghèo nàn thông tin của giới báo chí thời nay.
(Hình chụp Google Map ngày 1/5/2017- dải đất màu xanh giáp biển Đông biểu thị cho rừng dương phòng hộ của thành phố Tuy Hòa)
Quay trở lại câu chuyện rừng dương (phi lao) phòng hộ ven biển để nhìn toàn diện về bối cảnh trồng rừng và những dự án đã từng "xẻ" cánh rừng mỏng manh này như thế nào.
- Những năm 1980s thì rừng dương được trồng dọc theo bờ biển Tuy Hòa với mục đích chính là chắn cát và chắn gió. Khác với các bãi biển lân cận như ở Quy Nhơn và Nha Trang, bãi biễn Tuy Hòa bị "hở sườn" do không được các đảo che chắn nên gió biển từ hướng đông thổi mạnh vào và mang theo cả hơi nước có cả hàm lượng muối trong đó. Các công trình xây dựng và các hoạt động canh tác nông nghiệp chỉ nằm giáp ở mặt bên trong của cánh rừng.
- Cuối những năm 1980s thì nhà nước cho phép người dân thuê đất trống dọc biển chỉ với mục đích trồng rừng để lấy củi, gỗ (nhưng phải trồng lại để hồi sinh). Nhà ngoại mình cũng có một thửa nho nhỏ ở phía Bắc Tuy Hòa. Tuy nhiên sau này thấy không mang lại giá trị kinh tế nên không quan tâm mấy tới cánh rừng này nữa.
- Năm 1993 thì Phú Yên gặp bão lớn và rừng dương gần như bị hủy hoại hoàn toàn và chính quyền địa phương đã huy động người dân trồng rừng trở lại. Lúc này các hợp tác xã vẫn còn nên hoạt động trồng lại rừng diễn ra khá nhanh. Lúc này thành phố đã xây dựng hẳn một vườn ươm ngay tại cánh rừng này. Bây giờ thì nó thuộc đường 1/4 (trục đường lớn bao gồm các tiện ích quan trọng của thành phố: bệnh viên, trường ĐH, bưu điện ....)
- Những năm 2000s thì thành phố Tuy Hòa bắt đầu định hướng phát triển thành phố theo hướng công nghiệp - dịch vụ và tìm kiếm hướng mở rộng thành phố. Sau nhiều đề án nghiên cứu khả thi để phát triển về phía Nam ở huyện Đông Hòa với thành phố công nghệ tỷ đô do Mỹ đầu tư bị thật bại do không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu của chủ đầu tư. Sau này thành phố phát triển bằng nội lực (không có đầu tư ngoài) về phía Bắc dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có ở khu vực trung tâm.
Điều kiện san nền tiêu thủy và các yếu tố hạ tầng kỹ thuật khác khó lòng cho phép chính quyền phát triển thành phố bằng nguồn thu ngân sách về phía Nam (nơi đất thấp và có sản lượng nông nghiệp cao, rừng phòng hộ thưa hơn do có ít dân cư). Thành phố Tuy Hòa chọn phía bắc (nơi có rừng phòng hộ) vì dải đất cao ráo và tránh được diện tích đất canh tác nông nghiệp hiện có sẵn.
Như vậy, có thể thấy là cách đây hơn 15 năm thì thành phố đã từng bước mở rộng về phía Bắc với các trục đường chính như: Hùng Vương, Độc Lập ... Nếu phải đưa ra nhận định xẻ rừng như thế nào thì có lẽ báo chí cũng không nên giật gân làm gì vì đó là chuyện đã xảy ra và từng bước phát triển từ bấy lâu nay. Quả thực là có một số resort (nghe đầu của BIG SHOT ngoài bộ sở hữu) cũng đã có ở đây từ lâu. Chúng nằm lọt ỏm trong cánh rừng này và áp sát biển với view rất đẹp.
Về mặt cá nhân mình nhận định đây chỉ là "ấp phe" có chủ đích từ truyền thông hơn là làm sáng tỏ các vấn đề cần nói.
Nhưng mình viết ra ở đây không vì muốn nói đỡ các cán bộ bảo vệ rừng lỡ phát biểu trước báo chí (chắc ông ít được phỏng vấn nên không cẩn thận trong lời nói), mình chỉ muốn mang tới những đánh giá chung để các bạn tự nhận định vấn đề chính xác hơn.
Ce Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét