Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Cách hiểu tị huý thật khôn lường của người Việt đương đại

Rõ thực nôm hay mà chữ dốt,
Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui.
(Thi Hỏng, Trần Tế Xương)

Câu chuyện về Tú Xương và những lần lận đận trong thi cử chỉ vì nhiều lần phạm huý đã được kể bởi nhiều thầy cô giáo môn ngữ văn và cả những lời bình luận trên các diễn đàn văn học, rằng ai cũng tiếc cho tài năng của ông đã không được đánh cao chỉ bởi vì chữ nghĩa của ông dùng quá phóng khoán. Tuy vậy, những ảnh hưởng về sau của tị huý trong đời sống xã hội Việt Nam vẫn còn khá lớn mặc dù tới hôm nay người Việt đã không còn quá nhiều người biết tới xuất xứ của những kiêng kỵ mà họ phải thực hiện đã bắt nguồn từ căn nguyên nào.

Tôi vừa đọc qua một số tài liệu về tị huý trong lịch sử Việt Nam và đặc biệt ấn tượng với bản nghiên cứu xúc tích của Phạm Văn Bân - phân tích những tị huý trong đời sống sinh hoạt của người Việt Nam. Nhìn chung, tác giả dẫn giải lại một số nguồn gốc tạo nên những điều phải tránh trong dân chúng mà 2 nguồn chính đó là: những mệnh lệnh từ vuaphong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Trong một tài liệu khác với đầy đủ hơn về những phong tục của Việt Nam, cụ Phan Kế Bính cũng đã liệt kê ra 50 điều kiêng kỵ phổ biến của người Việt và những điều này đã ăn sâu vào quan niệm của đại bộ phận dân chúng tới mức mà người khác khó lòng mà thuyết phục họ làm khác đi. Phần ghi lại bên dưới, tôi muốn quan tâm một chút tới sự kiện gần đây khi mà Cục xuất bản đã quyết định thu hồi cuốn sách đã tái bản nhiều lần trước đó là "Miếng ngon Hà Nội" - tác giả Vũ Bằng, và một số "luật bất thành văn" mà luôn là những thách thức và rào cản cho văn nghệ sĩ trong sáng tác. 

Trước khi tác phẩm "Miếng ngon Hà Nội" (xuất bản lần đầu 1957) bị sờ gáy thì có rất nhiều tác phẩm văn chương, âm nhạc khác đã bị cấm xuất bản, cấm lưu hành và một số bị thu hồi sau khi đã xuất bản. Tuy nhiên, tác phẩm của tác giả Vũ Bằng được in tái bản lại là một điều thú vị khi chính tác giả chính là người của chính quyền Hà Nội cài cắm theo dòng người tỵ nạn vào Nam. Như vậy có thể hiểu tác phẩm này chính là bước "marketing" để đưa Vũ Bằng vào hàng ngũ được tin tưởng là chống cộng trong miền Nam. 

Tác phẩm này đã được kiểm duyệt kỹ và thay đổi những nội dung để đổi "số phận" cho nó khi mà câu bình luận ở trang bìa gốc ghi: "Tôi ao ước một ngày kia miền Bắc được giải thoát khỏi nanh vuốt Cộng Sản, quốc gia trở lại thanh bình và thống nhất; toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ hết cả những miếng ngon Hà Nội." Tuy nhiên, do sai sót nào đó mà câu này vẫn còn xuất hiện và buộc phải thu hồi sau khi đã bán ra ngoài thị trường.

Nhìn chung có thể thấy những quan niệm về tị huý đã hình thành nên đời sống văn hoá và rất nhiều tập tục của người Việt từ xưa đến nay và một điều rõ ràng rằng chúng cũng tạo nên rào cản rất nguy hại cho những sáng tác nghệ thuật và cho cả những sinh hoạt bình thường của người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Thật khó để yêu cầu con cái, những người trẻ tuổi hơn làm theo những quan niệm mà thế hệ cha anh cho là đúng nhưng hoàn toàn không nắm rõ và chẳng hiểu chúng bắt nguồn từ đâu? Chúng đã dẫn dắt cộng đồng đến một cuộc sống như thế nào?

Sẽ phải có những lần xét lại về những điều đã xảy ra và cân nhắc xem liệu nên giữ lại điều gì và giản lược đi điều nào để những giá trị thuần khiết và nhu cầu căn bản của con người được đảm bảo chứ không phải bị chế ngự bởi một quan niệm giàu tính quân quyền và thần bí như đã từng xảy ra.

Ce Phan 


Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Cập nhật danh sách rút gọn những cá nhân giỏi giang trong từng lĩnh vực



Trang này biên lại những người Việt (hoặc gốc Việt) mà tôi may mắn được đọc những sản phẩm của họ và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên đọc trong quỹ thời gian của tôi. Tiêu chí để bình chọn đó là những nét đặc sắc mà họ mang tới cũng như sự ảnh hưởng của họ tới mọi người dựa trên quan điểm cá nhân của người biên soạn.

Có nhiều cá nhân khác cũng rất xuất sắc. Tuy nhiên, do họ ít chia sẻ quan điểm để người "ngoài đạo" như tôi hiểu hơn về sản phẩm, con người và góc nhìn của họ nên tôi không đưa vào danh sách bên dưới.

- Nguyễn Xuân Nghĩa | Kinh tế gia

Trang blog cá nhân: http://dainamaxtribune.blogspot.com - tổng hợp lại những bài viết, bài phỏng vấn mà ông thực hiện với đài RFA và Người Việt TV.

-  Nguyễn Ngọc Lanh | Nghiên cứu lịch sử

Ông là người khởi sướng nên trang https://nghiencuulichsu.com và trang Blog https://www.facebook.com/nclspage/ - Là nơi chia sẻ những nghiên cứu về lịch sử rất giá trị và đặc biệt là rất đáng tin cậy.

- Thích Nhất Hạnh | Thiền sư 

Ông là một nhà tu hành có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Đọc những lời dạy của ông qua các trang: https://wkup.orghttps://plumvillage.org và https://www.facebook.com/thichnhathanh/

- Nguyễn Văn Tuấn | Nhà khoa học 

Trang blog cá nhân: http://tuanvannguyen.blogspot.com và https://www.facebook.com/drnguyenvtuan, gần đây ông cũng mở ra Group để thảo luận về những kỹ năng NCKH: https://www.facebook.com/groups/ScienceIssues/

- Nguyễn Tuấn Khanh | Nhạc sĩ 

Trang Blog cá nhân: https://nhacsituankhanh.wordpress.com và https://www.facebook.com/khanhtuanng. Tôi không quan tâm quá nhiều về âm nhạc của ông, tôi thích đọc những phân tích của ông về những điểm nhấn trong cuộc sống. 

- Viet Thanh Nguyen | Nhà văn 
Trang thông tin: http://vietnguyen.info và blog: https://www.facebook.com/vietnguyenauthor/. Ông là nhà văn xuất sắc và cũng là nhà bình luận độc đáo qua các bài chia sẻ bằng tiếng Anh

- Lê Công Định | Luật sư

Trang blog cá nhân: https://www.facebook.com/LSLeCongDinh . Ông có nhiều bài phân tích về pháp luật và hiến pháp của Việt Nam. Tôi đọc để hiểu về luật và tuân thủ pháp luật. 

- Nguyễn Thy Anh | Bác sĩ 

Chủ của trang Blog: http://vuisongmoingay.blogspot.com và https://www.facebook.com/nguyen.thyanh . Ông chia sẻ những câu chuyện dí dỏm, hài hước về cuộc sống và ngành y. 

-  Hoàng Tuấn Công | Nhà nghiên cứu Hán Nôm 

Trang blog cá nhân: http://tuancongthuphong.blogspot.com và https://www.facebook.com/TuancongThuphong - Nơi chia sẻ về những bình luận trong cách dùng chữ Hán Nôm và những góc nhìn trong những sự kiện trong cuộc sống. 

-  Nguyễn Phương Văn | Tác giả

Là chủ của trang blog: https://5xublog.org, người có những tác phẩm hay về cuộc sống đô thị. Những chia sẻ của anh về những câu chuyện đời thường, xen lẫn cách nhìn dưới lăng kính của một nhà tản mãn khoa học rất thú vị. 

- Bùi Thanh Hiếu | Blogger 

Trang Blog cá nhân: https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9 và tác giả của nhiều bài bình luận trên kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFy4PC6EC-X_3Amc29UXbig . Những tư liệu về chính trị, kinh tế của anh rất đáng quan tâm. 

- Trọng Hiền | Phân tích về Nguỵ biện

Chủ của trang: https://www.facebook.com/nguybienVN và trang cá nhân: https://www.facebook.com/doccotronghien . Anh có nhiều bài phân tích hay về thói xấu trong giao tiếp cũng như phát biển của các chính trị gia, người nổi tiếng ...

- Na Sơn | Nhiếp ảnh gia
Trang blog: https://www.facebook.com/nason.nguyen . Nơi tôi đọc về những phân tích đời thường của anh thông qua những bức hình minh hoạ.

- Cung Lê | Võ sĩ

Trang thông tin: https://www.cungleofficial.com và trang cá nhân https://www.facebook.com/cungle185/ . Anh là võ sĩ đáng ngưỡng mộ nhất trong lòng tôi.

- Nguyễn Anh Tuấn | Phóng viên

Trang Blog cá nhân: https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690 . Đây là một cây bút còn trẻ nhưng rất tài năng. Anh có cách đánh giá độc lập và rất đáng theo dõi.

- Bạch Hoàn | Phóng viên

Trang cá nhân: https://www.facebook.com/bachhoanvtv24 . Là một trong số ít cây bút nữ tài năng mà tôi phát hiện ra gần đây.

============
Danh sách này sẽ còn tiếp tục cập nhật trong suốt cuộc đời của tôi. 



Cơ hội trở lại với nghề giáo với nền giáo dục cởi mở hơn


Cả triệu giáo viên cùng với khoảng 7 triệu viên chức có lẽ sẽ sớm đối mặt với thách thức lớn về mức thù lao của họ sau khi có đề án thí điểm để bỏ chức danh "công chức" của giáo viên và thả nổi thu nhập của họ như khối tư nhân.

Cũng với số lượng giáo viên tương tự ở Nhật Bản, một cuộc cách mạng giáo dục cũng sắp diễn ra nơi đây khi ngành giáo dục của nền kinh tế hàng đầu thế giới này quyết tâm chuyển hướng để duy trì cỗ máy đào tạo nhân tài của họ đủ để cạnh tranh với thế giới.

Tuy nhiên, ở đất nước cách đây chỉ 2 giờ bay, họ quan tâm tới cách giáo dục linh hoạt giữa 2 xu hướng của thời đại là "toàn cầu hoá" và "chủ nghĩa dân tộc" với sự lo ngại về sự hiểu biết của đại đa số quần chúng về những biến chuyển của thế giới. Trong khi đó, sự thay đổi cũng mang trên mình phép màu "cách mạng" tại Việt Nam lại đánh vào thu nhập của đội ngũ giáo viên mà bấy lâu nay đã là chủ đề được cả xã hội quan tâm.

Chưa biết đây có phải bước cởi trói để những người làm trong ngành sư phạm "trưởng thành hơn" trong sự định đoạt tương lai của chính họ và sự nghiệp giáo dục mà bấy lâu họ có rất ít quyền quyết định. Cũng có thể đây là một cú giật lớn tạo nên làn sóng bỏ nghề giáo như đã từng diễn ra trong thời kỳ bao cấp khi mà lương giáo viên nhận được còn thấp hơn một nông dân làm công cho các hợp tác xã.

Thay vì tiếp tục bàn luận tới những điều còn khá mơ hồ và nhiều do dự, tôi sẽ thử viết ra một chương trình học khái quát để kêu gọi những giáo viên giỏi nhất của tương lai để cùng chung tay thực hiện.


Hướng tiếp cận khác

Nếu có cơ hội thiết kế một chương trình học phổ thông, tôi sẽ tiếp cận theo hướng sau đây:

- Học trên lớp chiếm: 1/6 tổng thời gian học sinh đi học hiện tại. Nghĩa là học sinh chỉ cần đến lớp mỗi tuần 1 buổi thay vì 6 buổi như hiện tại.
- Tự học ở nhà, thư viện, internet ... theo chương trình được hướng dẫn chi tiết: chiếm 2/6 tổng thời gian.
- Thực hành theo các hoạt động thực tế, thí nghiệm ... chiếm 3/6 tổng thời gian.

Theo đó, chương trình học phổ thông sẽ xoay quanh một số môn chính như sau:

- Toán và Khoa học
- Văn tiếng Việt và Ngoại ngữ
- Lịch sử & Địa Lý
- Văn hoá & Nghệ thuật

Như vậy 4 môn học trên chỉ cần học 2 tiết cho mỗi môn và học cách tuần. Nghĩa là tuần này học 90 phút 'Toán và Khoa học' + 90 phút 'Lịch sử và Địa lý' thì tuần sau sẽ là 2 môn còn lại.

Học sinh sẽ tự học và thực hành theo sự hướng dẫn của chương trình chuẩn và làm báo cáo hoặc thi khảo sát vào những cột mốc quan trọng.

Nên cạnh 4 môn học trên, trường học có thể sẽ mở ra một số môn phụ như: kế toán, tài chính, kỹ thuật ứng dụng, điện dân dụng, máy tính .... để học sinh có thể tự chọn và học ở mức đại cương nhưng không tính điểm trong chương trình phổ thông mà đó chỉ để dùng để ứng tuyển hồ sơ vào các trường sau phổ thông.

Mai này có thời gian nhiều hơn, mình sẽ nghiên cứu thêm tài liệu của các nước để có thể biên soạn 1 chương trình khái quát như vậy. Trước là để dạy cho con cái của mình, sau là để dành tặng cho những phụ huynh có cùng chí hướng giáo dục.


Chỗ đứng của thầy cô

Nhìn qua chương trình trên có lẽ thầy cô sẽ có nhiều thắc mắc về chỗ đứng của mình sau khi chương trình chỉ còn một số môn ít ỏi. Những thầy cô giáo đang dạy các môn như: Hoá học, Vật Lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, ... sẽ đóng góp như thế nào vào chương trình trên.

Khi mới nhìn vào đó thì chúng ta sẽ thấy có ít môn học hơn, tuy nhiên mức độ phổ quát và yêu cầu thực hành sẽ là những mảng đủ lớn để cần sự giúp đỡ của nhiều thầy cô và chuyên gia các ngành. Mặc khác, ở đây, khi định nghĩa môn học 'Toán và Khoa học' thì không có nghĩa là giáo viên toán hiện tại là người duy nhất được chính danh đảm nhận bộ môn này mà đó phải là một tổ công tác bao gồm những bộ môn khoa học tự nhiên hiện tại.

Giáo viên trực tiếp đứng giảng sẽ chính là giáo viên biên soạn bài giảng đó và được sự phản biện và đóng góp của những đồng nghiệp khác trong tổ công tác của mình. Từng thành viên trong nhóm sẽ đóng góp quan trọng vào những hướng dẫn các tự học cũng như thực hành của các em học sinh.

Lâu nay, số buổi đứng lớp của thầy cô chiếm khá nhiều thời gian trong quỹ thời gian dành cho giảng dạy mà số giờ dành ra để làm nghiên cứu cho môn học của mình gần như không có. Tất cả chỉ là cách dạy rập khuôn theo một cuốn sách giáo khoa có sẵn.

Với chương trình mới này, phạm vi hoạt động của mỗi thầy cô sẽ rộng hơn và sẽ tự do hơn trong học thuật với mục tiêu duy nhất là hướng tới một kết quả vượt trội hơn dành cho các thế hệ tương lai.

Đâu là niềm tin cho một kết quả tốt đẹp hơn

Thử nhìn qua cách giáo dục của nhiều nước tiên tiến trên toàn thế giới, hầu hết các chương trình phổ thông đều đạt những chuẩn mực cơ bản của tri thức về học thuật nhưng mỗi nước đều tự mình hướng đến những giá trị khác nhau dựa trên những điểm mạnh/ yếu của nền giáo dục của mình.

Chương trình học ở Hà Lan từ lâu đã đặc nền giáo dục cá nhân hoá lên hàng đầu với cách tiếp cận riêng biệt cho từng học sinh, trong khi đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì lại theo đuổi nên giáo dục đại chúng và bộ giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong định hướng cho bộ sách giáo khoa chuẩn. Nước Mỹ là nơi hoàn toàn không giống nước nào khác khi "thả nổi" nền giáo dục giống như nền kinh tế thị trường vượt bậc của họ. Nhưng hầu kết các chương trình học tiên tiến hiện này đề dựa vào những tiền đề rất căn bản: 

- Nền giáo dục cởi mở, khai phóng và trao tự do cho thế giới học thuật. Điều này có nghĩa là không hình thành lối tiếp cận mang tính áp đặc tư duy và chân lý giữa thế hệ đi trước và đi sau. Học sinh, sinh viên học hỏi những người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm dưới lăng kính "tham khảo".

- 3 bên trong chương trình học: giáo viên, học sinh và giáo trình sẽ luôn là những "chỉ số động" tuỳ thuộc vào quyết định riêng của chương trình học tại các trường. Bộ giáo dục quản lý chất lượng đựa trên những tiêu chuẩn căn bản - được lập nên theo sự đóng góp của các chuyên gia theo từng giai đoạn. Điều đó có nghĩa là: Không có mô hình giáo dục nào sẽ là giáo dục của tương lai, giáo dục của hiện tại và giai đoạn là điều cần phải thực hiện. 


Hãy thử hình dung, 300 năm qua kể từ khi những người thầy như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An đứng lớp cho tới hôm nay thì mô hình giáo dục vẫn như vậy trong khi đó con người trên thế giới đã biết di chuyển từ đi bộ, khiêng kiệu, xe bò ... cho tới giao thông hàng không. 

Giáo dục không thể "tự sướng" và giải thích rằng không có mình thì làm sao có những cải tiến đó!? Nhưng xin thưa: hầu hết những cải tiến đến từ những nền văn hoá khác, từ những ngành nghề khác mà có rất ít sự ảnh hưởng từ giáo dục. 


Ce Phan


Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Câu chuyện rừng dương phòng hộ ven biển Tuy Hòa - tỉnh Phú Yên

Nhà mình ở gần cái rừng đó và tuổi thơ cũng gắn với nó nên tính viết dài dòng nhân sự kiện "Phú Yên dậy sóng" khi có một lãnh đạo về quản lý tài nguyên rừng của tỉnh Phú Yên phát biểu về sự ảnh hưởng của dự án xây dựng ngay tại cánh rừng phòng hộ ven biển Tuy Hòa.

Trước hết phải nói là Phú Yên là địa phương bị lọt vào tầm ngắm của chính phủ ngay đầu nhiệm kỳ của TT Phúc. Những lời phát biểu của đại biểu Phú Yên được báo chí quan tâm hơn tại kỳ họp quốc hội và cho đăng hàng loạt cộng với lời chê của ngài đương kim thủ tướng về một địa phương bị bỏ lại đằng sau!

Sự kiện rừng phòng hộ vừa qua hay trước đó là sự kiện phát rừng để nuôi bò phải nói là một tai nạn truyền thông có chủ đích của bên phát thông tin. Có thể đó là thông điệp từ chính phủ, có thể chỉ là sự bổ sung để giảm đi sự nghèo nàn thông tin của giới báo chí thời nay.


(Hình chụp Google Map ngày 1/5/2017- dải đất màu xanh giáp biển Đông biểu thị cho rừng dương phòng hộ của thành phố Tuy Hòa)

Quay trở lại câu chuyện rừng dương (phi lao) phòng hộ ven biển để nhìn toàn diện về bối cảnh trồng rừng và những dự án đã từng "xẻ" cánh rừng mỏng manh này như thế nào.

- Những năm 1980s thì rừng dương được trồng dọc theo bờ biển Tuy Hòa với mục đích chính là chắn cát và chắn gió. Khác với các bãi biển lân cận như ở Quy Nhơn và Nha Trang, bãi biễn Tuy Hòa bị "hở sườn" do không được các đảo che chắn nên gió biển từ hướng đông thổi mạnh vào và mang theo cả hơi nước có cả hàm lượng muối trong đó. Các công trình xây dựng và các hoạt động canh tác nông nghiệp chỉ nằm giáp ở mặt bên trong của cánh rừng.

- Cuối những năm 1980s thì nhà nước cho phép người dân thuê đất trống dọc biển chỉ với mục đích trồng rừng để lấy củi, gỗ (nhưng phải trồng lại để hồi sinh). Nhà ngoại mình cũng có một thửa nho nhỏ ở phía Bắc Tuy Hòa. Tuy nhiên sau này thấy không mang lại giá trị kinh tế nên không quan tâm mấy tới cánh rừng này nữa.

- Năm 1993 thì Phú Yên gặp bão lớn và rừng dương gần như bị hủy hoại hoàn toàn và chính quyền địa phương đã huy động người dân trồng rừng trở lại. Lúc này các hợp tác xã vẫn còn nên hoạt động trồng lại rừng diễn ra khá nhanh. Lúc này thành phố đã xây dựng hẳn một vườn ươm ngay tại cánh rừng này. Bây giờ thì nó thuộc đường 1/4 (trục đường lớn bao gồm các tiện ích quan trọng của thành phố: bệnh viên, trường ĐH, bưu điện ....)

- Những năm 2000s thì thành phố Tuy Hòa bắt đầu định hướng phát triển thành phố theo hướng công nghiệp - dịch vụ và tìm kiếm hướng mở rộng thành phố. Sau nhiều đề án nghiên cứu khả thi để phát triển về phía Nam ở huyện Đông Hòa với thành phố công nghệ tỷ đô do Mỹ đầu tư bị thật bại do không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu của chủ đầu tư. Sau này thành phố phát triển bằng nội lực (không có đầu tư ngoài) về phía Bắc dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có ở khu vực trung tâm.

Điều kiện san nền tiêu thủy và các yếu tố hạ tầng kỹ thuật khác khó lòng cho phép chính quyền phát triển thành phố bằng nguồn thu ngân sách về phía Nam (nơi đất thấp và có sản lượng nông nghiệp cao, rừng phòng hộ thưa hơn do có ít dân cư). Thành phố Tuy Hòa chọn phía bắc (nơi có rừng phòng hộ) vì dải đất cao ráo và tránh được diện tích đất canh tác nông nghiệp hiện có sẵn.

Như vậy, có thể thấy là cách đây hơn 15 năm thì thành phố đã từng bước mở rộng về phía Bắc với các trục đường chính như: Hùng Vương, Độc Lập ... Nếu phải đưa ra nhận định xẻ rừng như thế nào thì có lẽ báo chí cũng không nên giật gân làm gì vì đó là chuyện đã xảy ra và từng bước phát triển từ bấy lâu nay. Quả thực là có một số resort (nghe đầu của BIG SHOT ngoài bộ sở hữu) cũng đã có ở đây từ lâu. Chúng nằm lọt ỏm trong cánh rừng này và áp sát biển với view rất đẹp.

Về mặt cá nhân mình nhận định đây chỉ là "ấp phe" có chủ đích từ truyền thông hơn là làm sáng tỏ các vấn đề cần nói.

Nhưng mình viết ra ở đây không vì muốn nói đỡ các cán bộ bảo vệ rừng lỡ phát biểu trước báo chí (chắc ông ít được phỏng vấn nên không cẩn thận trong lời nói), mình chỉ muốn mang tới những đánh giá chung để các bạn tự nhận định vấn đề chính xác hơn.


Ce Phan