Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

'Front page' và ngày dành nhà giáo 20/11

Từ những ngày đầu tiên xây dựng trang web học tiếng Anh online www.cep.com.vn tôi đã phải đắn đo thay đổi rất nhiều lần từ bố cục tới màu sắc trang 'Front page' (hay còn gọi là trang chủ). Hôm nay, khi nhận một món quà quen thuộc là một cuốn sổ và một cây bút tôi cũng lại có cảm giác do dự liệu mình nên viết điều gì đó lên trang đầu của cuốn sổ. 

Từ một trang web thông thường tới một trang web thông minh là một khoảng cách xa về tư duy và những nỗ lực để biến nó thành hiện thực. Đối với một trang web thì quả thật là khó khi lựa chọn một trong 2 hình thức khá tương phản nhau: trang có đầy đủ thành phần và được sắp xếp hợp lý để hiển thị được hết những chuyên mục của các trang con (giống như một tạp hóa khi hầu hết các mặt hàng được trưng hết ra ngoài để người đi đường dễ thấy); hoặc là trang phẳng khi chỉ hiện thị mốt số ít chức năng qua trọng và hầu hết các nội dung khác đều nằm ẩn bên trong (ví như cách trình bày của một siêu thị khi bên ngoài thì phẳng-thoáng bên trong thì chứa rất nhiều sản phẩm). Mỗi trang có một lợi thế trước mắt là lâu dài khác nhau. Ban đầu, vì quá ham muốn một trang web thông minh nên đã chọn kiểu thiết kế thứ 2. Khi đó, trang 'Front page' chỉ có mỗi cái hộp tìm kiếm và 3 thẻ Flashcard nổi bật trong ngày. Sau đó, vì các nội dung bên trong rất khó tiếp cận được với người dùng nên trang chủ của CEP đã có những thay đổi liên tục như giao diện cho đến ngày hôm nay. Vậy mới thấy những mong muốn ban đầu hầu như đều đẹp đều hay và đơn giản, nhưng càng bước tới những gì mơ mộng nhất sẽ dần bị thế chỗ cho những điều cần thiết và thực tế hơn. 


(quà tặng của học trò nhân ngày 20/11/2015) 

Trải qua hơn 4 năm để hình thành nên một diện mạo của một trang web học tiếng Anh online, cũng cùng quãng thời gian đó tôi đã viết ra hơn 500 bài viết chỉ dẫn học tiếng Anh và khoảng hơn 1000 bài dịch song ngữ Anh-Việt. Điều đó không có nghĩa là tôi thấy dễ dàng viết ra một vài điều chia sẻ nhân ngày 20/11 khi cầm trên tay một cuốn sổ tay và một cây bút có tên là CEO (chắc có lẽ là sổ và bút dành cho doanh nhân). 60 phút cho một vài suy nghĩ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam như một cách lưu bút để ghi nhớ món quà này và ghi nhận nó để lưu ý rằng mình là một người thầy chứ không phải là một doanh nhân, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.  Tháng 9 năm 2010 tôi bắt đầu dạy theo lớp sau khoảng 6 tháng trước đó có làm gia sư để hướng dẫn giải bài tập cho một vài học học sinh cấp 2-3. Trường THCS Colette quận 3 là trường đầu tiên tôi có một lớp học nhỏ với khoảng 5-6 học viên, sau đó khoảng vài tháng thì chuyển qua trường THCS Nguyễn Huệ quận 1 và duy trì mỗi tối 2 lớp học với thầy Nathan và thầy Richard cho đến khi chuyển về địa chỉ hiện tại số 40/1 Huỳnh Đình Hai, P14, quận Bình Thạnh vào ngày 1/4/2014. Những gì trải qua là một chặng đường không ngắn cũng không dài, nhưng đủ cho tôi hình dung những gì cần thiết mà tôi sẽ làm và hướng đến trong thời gian tới. Sứ mệnh chính của CEP sẽ vẫn là thuyết phục người học bằng cách tiếp cận mới để việc học tiếng Anh nhẹ nhàng hơn, tiện dụng hơn và thực tế hơn. 

Ngày  Nhà giáo Việt Nam năm nay (20/11/2015) sẽ nổi bật hơn với vai trò của người thầy và học trò trong trong sự phát triển chung của đất nước và sự kiện mang tính bước ngoặc khi Việt Nam đã có những thỏa thuận cơ bản để gia nhập khối liên minh kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 8 năm nay và hướng đến áp dụng vào đầu năm 2017. Từ giờ tới đó còn hơn 1 năm nữa để hệ thống giáo dục kịp chuyển mình để tránh tình trạng chênh vênh khi tiếp cận với những nền giáo giúc phát triển hơn đến từ các nước thành viên. Học trò cũng có chừng đó thời gian để tự cải thiện mình sao cho tránh phụ thuộc quá nhiều vào những chương trình phổ thông bị tụt hậu để tiếp cận trực tiếp và khôn khéo hơn với các chương trình học tập ngoại khóa tại các trung tâm và tổ chức giáo dục bên ngoài nhà trường. 


Nhân ngày Nhà giáo gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo những người đang giữ một phần trách nhiệm trong việc cải thiện tri thức giới trẻ, và đồng thời gửi lời động viên học tập tới các bạn học sinh, sinh viên. Hãy luôn quan niệm rằng: cứ học ắt sẽ giỏi lên, cứ thực hành ắt sẽ dùng được. 

Tác giả: Ce Phan





Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Học để trải nghiệm

Suy nghĩ thoáng qua với những sai lầm mình mắc phải là nghĩ tới những điều mình cần phải học nữa để không phải lặp lại những lần như vậy nữa. Nhưng có một câu hỏi lớn mà lúc nào cũng suy nghĩ mỗi khi gặp chuyện đó là: Mắc lỗi giống như một món buộc phải ăn khi bạn đã quá no! Nhưng dù gì ông trời cũng đã gửi đến.  Không thích cũng phải đối diện với nó.

Học để làm gì? - Học để nhớ, học để quên, học để áp dụng, học để sửa lỗi ... và đương nhiên là không có giới hạn của câu trả lời. Nhiều người nói tóm lại là: học để làm người !

Tôi không ấn tượng gì với câu nói trên, vì tôi nghĩ cho dù có đầy đủ hay thiếu thốn một chức năng nào đó, hoặc khiếm khuyết kiến thức thì vẫn là một con người hoàn chỉnh. Bản chất sinh ra đã là người, còn tốt xấu toàn là do người khác quy định bởi những tiêu chuẩn chung mà không phải ai cũng thấy vui vẻ với nó. Nếu theo cách hiểu trên, bạn giống một đứa trẻ như một cục bột thả vào trong một cái khuôn, dù có rơi vãi hay méo mó ban đầu, cái khuôn và cả thợ làm bánh sẽ làm cho bạn đâu vào đấy! cái bánh kẹp kiểu gì cũng ngon!

Tôi thích một câu trả lời khác: học để trải nghiệm! Trải nghiệm ẩn chứa nhiều điều bên trong nó nhưng nó không quy định bởi sự ràng buộc đúng và sai.

Còn tiếp ...


Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Danh xưng nào phù hợp khi nói về Alan Phan

Tôi không biết nên gọi Alan Phan bằng danh xưng gì cho phù hợp. Ông có học vị tiến sĩ về kinh tế, từng là thầy giáo, là một nhà đầu tư chuyên nghiệp vào các thị trường mới nổi như Hồng Kông, Trung Quốc và ông cũng là một nhà bình luận sắc sảo về nhiều mảng trong cuộc sống: kinh tế, chính trị, văn hóa. Chính vì sự đa dạng trong con người tài ba như Alan Phan mà tôi do dự không biết gọi ông bằng danh xưng gì cho lễ phép và trân trọng nhất. Tôi đã tìm thấy một vài danh xưng như: Tiến sĩ Alan, kinh tế gia Alan, nhà đầu tư mạo hiểm Alan, thầy Alan, ông già Alan ... và ngày cuối cùng của ông đọc giả biết tên một tên nữa mà gia đình gọi ông đó là Alan Phan Việt Ái (hay chỉ đơn giản là Ái theo cách gọi tên trong tiếng Việt). Xét về số lượng danh xưng có lẽ ông già Alan cũng không thua kém gì chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng có sự khác biệt là phần lớn danh xưng dành cho Alan Phan là do sự mến mộ của đọc giả gọi ông theo từng góc nhìn hay sự thể hiện của ông trong cuộc sống, nhưng ai cũng cũng biết chỉ có một Alan Phan như thế.  Trong khi đó danh xưng của Hồ Chí Minh phần lớn là những bí danh mà ông không muốn nhiều người biết đến con người thật của mình trong quá trình làm cách mạng.  
Sự do dự của tôi không chỉ dừng lại ở việc không biết gọi ông như thế nào, mà còn là sự hổ thẹn khi viết ra điều gì đó về ông với chữ nghĩa thô thiển của người mới tập viết blog như tôi. Lướt qua 1 vòng trang www.gocnhinalan.com của ông, tôi ấn tượng với cách đặt tên và sắp xếp của ông: khu vườn Alan, lang thang phố nhỏ, sân chơi của khách và tư duy đại dương, ký sự tháng ngày, hoa thơm bốn mùa. Đặc biệt nhất là mục thống kê 10 góc nhìn thơ mộng của Alan, nơi mà ông cho thế hệ trẻ thấy tuổi già không ngăn cản người ta mơ mộng. Đó đều là những chuyên mục tạo ra sự khác biệt trong cách đặt tên cho những gì mà Alan đã viết và định viết về những điều mà không bị ràng buộc bởi lối đặc tên truyền thống mà nhiều trang báo, trang blog khác đang sử dụng để có thêm một lượng view từ Google. Trang Góc nhìn Alan đủ ấn tượng để đọc giả tìm đến trực tiếp hơn là thông qua một công cụ tìm kiếm như Google. Chỉ mỗi điều này thôi, một người trẻ đã phải học rất nhiều để có được sự khác biệt trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân và cách nhìn nhận về những tác nhân thu hút. 
Dĩ nhiên là Alan sẽ được gọi tên nhiều hơn nếu ông vẫn còn chia sẻ điều gì đó với góc nhìn của ông bởi lối viết văn bài học nằm ở những điều nhỏ nhặt nhất. Một nhà báo, một tác giả thông thường có thể bị tụt hứng hoặc hết ý để viết vào một ngày đẹp trời nào đó bởi chính bức tường giới hạn mà họ tạo ra trong phong cách viết. Cầu toàn về bố cục, giới hạn về chữ nghĩa và thiếu trải nghiệm sẽ giết chết một cây bút bất kỳ lúc nào. Tôi phải trải nghiệm khá lâu cho một sự kiện rất đặc biệt nào đó mới có đủ tâm trạng để viết ra một điều gì đó cho hay ho và có giá trị. Cụ thể hơn, tôi đã do dự gần cả tháng nay kể từ ngày Alan mất mà vẫn ái ngại khi viết về ông bởi vì sự giới hạn trọng ý tưởng và câu chữ. Nhưng với ông già Alan thì mọi điều bình dị đều nhảy múa mà muôn sắc màu đối với lăng kính Alan. Ông luôn nhìn ra cái gì đó trong một vấn đề thời sự và sau đó giải ảo cho dư luận, ông biết tìm ra cái thú vị trong buổi ăn trưa với một nhân vật nào đó, ông biết bóp gọn một hành trình dài lê thê trong những câu chữ cô đọng nhất, dễ hiểu nhất ... Ôi tôi bái phục khả năng viết lách của ông!  
Tôi tin cái chết của ông già Alan Phan là sự tôn trọng cao nhất của chính ông cho những điều hữu hạn trên đời này. Tuổi trẻ nên học gì làm gì để không bị ràng buộc vì những điều nhỏ bé và có được những góc nhìn khác hay hơn, thơ mộng hơn, đặc sắc hơn cả cả ông già Alan. 
Tác giả: Ce Phan