Một nền giáo dục dạy con người biết ước mơ và dấng thân để đạt được mục tiêu của cuộc đời liệu có phải là vọng tưởng? Kiến thiết một nền giáo dục nhân văn và hướng tới khả năng thích nghi cao cho những biến đổi của cuộc sống hiện đại chính là bước tiếp theo của thế hệ Việt Nam 2.0 (1) kể từ người Pháp mang nền giáo dục phương Tây du nhập vào Việt Nam sau năm 1858.
Trường học do người Pháp mở ra vào đầu thế kỷ 19 đã tạo ra thế hệ tinh hoa đầu tiên của Việt Nam
Một ví dụ cho những ước mơ còn dang dở
Nếu xem ước mơ của một học trò chính là kim chỉ nan, thì ngành giáo dục phải làm sao thay đổi để có thể hỗ trợ biến ước mơ đó thành sự thật.
Học trò thỉnh thoảng mới nói về ước mơ, mà mỗi lần nói thì mọi người chỉ nghe ở mức độ tham khảo chứ chưa xem đó chính là "phẩm chất" thực sự của người nói. Và ngược lại các em không được dạy và thúc đẩy để tìm kiếm niềm đam mê nên ước mơ của em chủ dừng lại là "bác sĩ", "kỹ sư", "phi công" ... các em phải liên tục trả lời nhiều câu hỏi nữa để xác định xem tại sao mình đang được thôi thúc để làm một công việc
Thực ra làm kỹ sư, bác sĩ, cô giáo ... thì chỉ sau 22 tuổi là có thể học xong đại học và làm được rồi. Liệu trước đó các em có cần xác định rõ hơn là các em cần cứu bao nhiêu người trong đời không? Các em cần xây bao nhiêu công trình đẹp không? Các em dạy bao nhiêu học trò giỏi trong đời không ...
Và sẽ như thế nào nếu các em sống mòn, hoặc đạt được ước mơ quá sớm? Các em sẽ làm gì tiếp với phần đời còn lại? Có gì khác nhau giữa mục tiêu và ước mơ không?
Ví dụ:
- Học trò: em ước mơ làm bác sĩ?
- Thầy giáo: tại sao?
- Học trò: em muốn chữa bệnh cứu người, em rất thương người bệnh, ví dụ như mẹ em vậy đó!
- Thầy giáo: vậy em có nghĩ rằng em có thể cứu giúp được bao nhiều người trong đời không?
- Học trò: dạ chưa? Em phải nghĩ điều đó ngay bây giờ sao?
- Thầy giáo: đúng rồi em. Nếu em mốn cứu hàng trăm người thì em sẽ học để trở thành bác sĩ giỏi. Nếu em muốn cứu hàng nghìn, hàng vạn người thì em phải ráng để làm một giám đốc bệnh viện lớn. Nếu em muốn cứu hàng triệu người thì em phải ráng để thành bộ trưởng bộ y tế. Còn nếu em muốn cứu hàng triệu, hàng chục triệu người thì em phải là khoa học gia nghiên cứu về một giải pháp y học nào đó (vaccine chẳng hạn). Nếu em muốn cứu nhiều người hơn nữa thì em phải ước mơ để làm chính trị gia, hoặc một doanh nhân giàu có .... Nếu muốn cứu nhiều người và rất nhiều người nữa thì em nên là một đức giáo hoàng, một lạc ma, ..... Như vậy, từ nay về sau em hãy từ từ mà suy nghĩ thêm nhé!
- Học trò: dạ, em biết rồi thưa thầy. Vậy thầy ước mơ làm gì?
- Thầy giáo: thầy ước mơ là ít nhất trong đời thầy có vinh dự được dạy một học trò có ước mơ lớn và dấng thân đến cuối đời để đạt được điều đó. Thầy đang rất trông đợi người đó là em.
Là cha mẹ bạn có muốn con cái được hưởng một nền giáo dục như vậy không? Hay chỉ muốn con mình quanh quẩn với những ước mơ mà nói ra để nghe cho vui thôi! Lựa chọn đó nằm ở bạn. Bạn có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm nó.
Nền giáo dục cộng đồng tuy không bao biện cho lối tư duy và đào tạo những con người có chung suy nghĩ, có chung một tiêu phấn đấu, nhưng đó quả thực là rào cản rất lớn cho những hướng đi khác biệt. Vì thế cá nhân hóa giáo dục là một yêu cầu không thể trì hoãn để có thể phù hợp cho những thay đổi trong thời gian tới. Chặng đường kể từ lúc các em biết rung cảm với điều gì sau đó thấy hứng thú hơn với bất kỳ một môn học nào chính là lúc các em sẽ rẽ nhánh và đi theo lộ trình Được-Giáo-Dục cộng với Tự-Học một cách hoàn toàn riêng biệt.
Chắc chắn không cần đến 12 năm trong giáo dục phổ thông để hướng học sinh tới sự phát triển toàn diện và 4 năm nữa để một học sinh tú tài chọn ngành nghề trước khi bắt đầu làm việc. Ở khía cạnh thực tế, chỉ cần một vài năm để nghe-nói-đọc-viết thành thạo một ngôn ngữ, sau đó là các quy tắc căn bản về tính toán và suy luận logic, sau đó là quãng thời gian học trên chính những gì đang diễn ra xung quanh các em.
Những kiến thức chưa cần thiết sẽ được giảng dạy độc lập và các em có đăng ký học mỗi khi cần đến. Sự thành công của những người đi trước dựa trên nền tảng của việc học và nghiên cứu dựa trên niềm đam mê đã được thống kê bằng một con số rất thực là 10.000 giờ (Tương đương khoảng 3.5 năm với mỗi ngày dành ra 8 giờ để trải nghiệm trên chính ước mơ của mình). Như vậy, thời gian để một người học bắt đầu tìm hiểu những mối quan tâm riêng biệt sẽ sớm hơn nhiều so với cách giáo dục cộng đồng mà nhiều nước đang vận hành.
Thực ra làm kỹ sư, bác sĩ, cô giáo ... thì chỉ sau 22 tuổi là có thể học xong đại học và làm được rồi. Liệu trước đó các em có cần xác định rõ hơn là các em cần cứu bao nhiêu người trong đời không? Các em cần xây bao nhiêu công trình đẹp không? Các em dạy bao nhiêu học trò giỏi trong đời không ...
Và sẽ như thế nào nếu các em sống mòn, hoặc đạt được ước mơ quá sớm? Các em sẽ làm gì tiếp với phần đời còn lại? Có gì khác nhau giữa mục tiêu và ước mơ không?
Ví dụ:
- Học trò: em ước mơ làm bác sĩ?
- Thầy giáo: tại sao?
- Học trò: em muốn chữa bệnh cứu người, em rất thương người bệnh, ví dụ như mẹ em vậy đó!
- Thầy giáo: vậy em có nghĩ rằng em có thể cứu giúp được bao nhiều người trong đời không?
- Học trò: dạ chưa? Em phải nghĩ điều đó ngay bây giờ sao?
- Thầy giáo: đúng rồi em. Nếu em mốn cứu hàng trăm người thì em sẽ học để trở thành bác sĩ giỏi. Nếu em muốn cứu hàng nghìn, hàng vạn người thì em phải ráng để làm một giám đốc bệnh viện lớn. Nếu em muốn cứu hàng triệu người thì em phải ráng để thành bộ trưởng bộ y tế. Còn nếu em muốn cứu hàng triệu, hàng chục triệu người thì em phải là khoa học gia nghiên cứu về một giải pháp y học nào đó (vaccine chẳng hạn). Nếu em muốn cứu nhiều người hơn nữa thì em phải ước mơ để làm chính trị gia, hoặc một doanh nhân giàu có .... Nếu muốn cứu nhiều người và rất nhiều người nữa thì em nên là một đức giáo hoàng, một lạc ma, ..... Như vậy, từ nay về sau em hãy từ từ mà suy nghĩ thêm nhé!
- Học trò: dạ, em biết rồi thưa thầy. Vậy thầy ước mơ làm gì?
- Thầy giáo: thầy ước mơ là ít nhất trong đời thầy có vinh dự được dạy một học trò có ước mơ lớn và dấng thân đến cuối đời để đạt được điều đó. Thầy đang rất trông đợi người đó là em.
Là cha mẹ bạn có muốn con cái được hưởng một nền giáo dục như vậy không? Hay chỉ muốn con mình quanh quẩn với những ước mơ mà nói ra để nghe cho vui thôi! Lựa chọn đó nằm ở bạn. Bạn có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm nó.
Thời gian trải nghiệm là chìa khóa để mang đến một nền giáo dục hiện đại, cấp tiến
Một khi ước mơ đến được hình thành cho các em ở độ tuổi nhỏ thì các em sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong suốt quá trình học tập và trưởng thành về nhận thức. Trong đó, một bước quan trọng chính là sự trợ giúp để các em có thể hình thành một bức tranh chung về những điều mà các em cần làm, thực hành và trải nghiệm trên lộ trình đến với ước mơ.
Mỗi người có một ước mơ và mong muốn khác nhau trong đời.
Chắc chắn không cần đến 12 năm trong giáo dục phổ thông để hướng học sinh tới sự phát triển toàn diện và 4 năm nữa để một học sinh tú tài chọn ngành nghề trước khi bắt đầu làm việc. Ở khía cạnh thực tế, chỉ cần một vài năm để nghe-nói-đọc-viết thành thạo một ngôn ngữ, sau đó là các quy tắc căn bản về tính toán và suy luận logic, sau đó là quãng thời gian học trên chính những gì đang diễn ra xung quanh các em.
Những kiến thức chưa cần thiết sẽ được giảng dạy độc lập và các em có đăng ký học mỗi khi cần đến. Sự thành công của những người đi trước dựa trên nền tảng của việc học và nghiên cứu dựa trên niềm đam mê đã được thống kê bằng một con số rất thực là 10.000 giờ (Tương đương khoảng 3.5 năm với mỗi ngày dành ra 8 giờ để trải nghiệm trên chính ước mơ của mình). Như vậy, thời gian để một người học bắt đầu tìm hiểu những mối quan tâm riêng biệt sẽ sớm hơn nhiều so với cách giáo dục cộng đồng mà nhiều nước đang vận hành.
Thời thế đã đổi thay, nền giáo dục buộc phải thay đổi
Hơn nữa, sự thay đổi trong vai trò của lực lượng sản xuất (trí tuệ của con người), tư liệu sản xuất và cả quan hệ sản xuất đã biến đổi rất nhiều so với thời điểm mà lý thuyết triết học về duy vật biện chứng hình thành để tạo nên một trật tự thế giới như bây giờ. Một thế giới mới khi mà sự phát triển nhanh tột độ của khoa học công nghệ, sự chia sẻ những khác biệt trong tư duy đã hướng tới một giai đoạn "quốc thể hóa" ở từng bộ phận có sự phát triển độc lập thay cho quá trình "toàn cầu hóa" (globalization) (2) đã tồn tại và quyết định sức mạnh của một chủ thể bị phụ thuộc, mối quan hệ sản xuất của một quốc gia và những đối tác xung quanh.
Những giáo sư hàng đầu của Mỹ như Larry Katz, Claudia Goldin ... thì luôn phải suy nghĩ cách tiếp cận cho một giai đoạn giáo dục tiếp theo của nước Mỹ. Trong cuốn sách mới đây có tên là 'Cuộc chạy đua giữa giáo dục và công nghệ' (The Race Between Education and Technology) các giáo sư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thay đổi trong cách giáo dục để làm sao có thể 'thích nghi' được với những tiến bộ đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật, đặc biệt là phải bắt kịp với tốc độc ảnh hưởng của công nghệ. Bởi vì khoảng cách giữa trình độ của một người có kinh nghiệm làm việc và một sinh viên tốt nghiệp ngày càng lớn do sự thay đổi liên tục của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong việc xây dựng các hệ thống và quy trình được đúc kết từ kinh nghiệm đã trải qua.
Những giáo sư hàng đầu của Mỹ như Larry Katz, Claudia Goldin ... thì luôn phải suy nghĩ cách tiếp cận cho một giai đoạn giáo dục tiếp theo của nước Mỹ. Trong cuốn sách mới đây có tên là 'Cuộc chạy đua giữa giáo dục và công nghệ' (The Race Between Education and Technology) các giáo sư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thay đổi trong cách giáo dục để làm sao có thể 'thích nghi' được với những tiến bộ đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật, đặc biệt là phải bắt kịp với tốc độc ảnh hưởng của công nghệ. Bởi vì khoảng cách giữa trình độ của một người có kinh nghiệm làm việc và một sinh viên tốt nghiệp ngày càng lớn do sự thay đổi liên tục của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong việc xây dựng các hệ thống và quy trình được đúc kết từ kinh nghiệm đã trải qua.
Ví dụ: Nước Mỹ chỉ mới trải qua 100 năm phát triển trong ngành giáo dục, nhưng họ đã luôn dẫn đầu thế giới học thuật trong chừng ấy năm qua. Nhưng chính trung tâm của sự phát triển này đã và đang đặt dưới áp lực lớn cho sự thay đổi để tiếp tục duy trì sự dẫn đầu của nước Mỹ trong mọi thành phần của nền kinh tế. Và đó cũng chính là yêu cầu đặt ra cho những điều căn bản như: thị trường lao động nội địa, những công nghệ chi phối sản xuất, sự dịch chuyển của thương mại thế giới ... cũng chính là câu hỏi cho bất kỳ một đời tổng thống nào. Tổng thống thứ 44 của Mỹ là Barrack Obama, đã kêu gọi sáng tạo ngay từ những năm đầu tiên trong 8 năm tại vị của ông để kêu phát triển cho một nền kinh tế sáng tạo để tiếp tục duy trì vị thế của Mỹ. Công nghệ Cracking dầu mỏ từ đá phiến chính là "công cụ cứu tinh" cho suốt nhiệm kỳ TT Obama để nước Mỹ hạn chế sự phụ thuộc vào Nga và Trung Đông Á và bị ít rủi ro hơn về khủng khoảng năng lượng toàn đầu. Nhưng kỹ thuật đó không phải được tạo ra trong những năm Obama lãnh đạo, mà nó được nghiên cứu năm 1986 do tổng thống Ronald Reagan thúc đẩy sau cuộc khủng hoảng dầu thô năm 1973 làm nền kinh tế của Mỹ phụ thuộc vào các khối kinh tế khác.
Trong khi, các nước phát triển đang bàn về nền giáo dục mang tính cá nhân (Personalized Education) để có thể tạo ra một bước chuyển mới trong nền giáo dục toàn cầu và cung cấp một lực lượng sản xuất cao cấp cho tương lai, thì hầu hết các nước lẫn loay hoay với cải tiến giáo dục mang tính quốc hữu hóa, và cộng đồng hóa. Nghĩa là, ở Việt Nam, người ta vẫn quan tâm tới giáo dục trường học công lập và dân lập tập trung với các chương trình khép kín được quy định bởi bộ giáo dục, trong khi đó, nhu cầu về "tự giáo dục" và theo hướng kết hợp tiêu chuẩn đào tạo thông qua hệ thống máy tính tại nhà với sự hướng dẫn của những chuyên gia về giáo dục đang được chuyển dịch và đầu tư mạnh mẽ ở các nước phát triển.
Như vậy, với quyền được theo đuổi đam mê khi còn trẻ và được thúc đẩy một nền giáo dục tiên tiến chính là câu hỏi cho những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam và các nước Châu Á có mô hình giáo dục tương tự. Đó không chỉ là những hướng đi để vực dậy một nền kinh tế đang trên đà suy thoái, mà đó còn là một yêu cầu bắt buộc để phục vụ cho mong muốn của con người tại bất kỳ quốc gia nào.
Tác giả: Ce Phan
Chú thích:
(1) Thế hệ 1.0 là thế hệ có được một nền giáo dục cởi mở, tiếp cận được với nền văn minh của thế giới. Giai đoạn của từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”. Thế hệ 2.0 là thế hệ được kỳ vọng là sẽ được tận hưởng những thay đổi từ khoa học công nghệ và một cách tiếp cận mới trong giáo dục sau một thời gian dài bị tụt hậu.
(2) Đọc phần trích dẫn từ phân tích của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
"Trong một bài tiểu luận kinh tế chính trị trên tờ VĂN LANG, Tập San Nghiên Cứu Việt Học do nhà xuất bản Văn Nghệ và nhà văn Nguyễn Mộng Giác cùng một số thân hữu chủ trương thời ấy, người viết này có viết như sau về ngoại thương:
“Chẳng hạn như khi một người Mỹ mua chiếc xe hiệu Pontiac kiểu Le Mans của hãng G.M. (trị giả khoảng 20 ngàn Mỹ kim tại Hoa Kỳ [theo thời giá năm 1991]), họ thực sự trả sáu ngàn cho người Đại Hàn (tiền nhân công ráp chế), ba ngàn rưỡi cho người Nhật (cơ phận và phụ tùng căn bản gồm đầu máy, trục lái và dụng cụ điện tử), một ngàn rưỡi cho người Đức (tiền thực hiện kiểu xe), 800 cho người Đài Loan, Tân Gia Ba (Singapore) và Nhật Bản (phụ tùng lặt vặt), 500 cho người Anh (phí tổn quảng cáo và chiêu mại), khoảng 100 cho người Ái Nhĩ Lan (Ireland) và Barbados (tiền khai thác điện toán). Còn lại? Chỉ có khoảng tám ngàn Mỹ Kim mới thật sự lọt vào tay người Mỹ, từ các quản trị gia ở trên tới các công nhân ở dưới và sau cùng là cổ đông (những người chủ của các cổ phần của hãng G.M.), trong số đó, có khá nhiều người không phải là quốc tịch Mỹ.”
Phần kế toán trên nói đến “quốc tịch mơ hồ” của chiếc xe để kết luận là “Với sự thay đổi trên đây, tương quan giữa chủ quyền quốc gia và quyền lợi kinh tế sẽ có lúc không đi đôi với nhau.”
Bài tiểu luận gần 15 ngàn chữ qua 30 trang, có đề tựa là “Từ Kinh Tế Cộng Sản sang Kinh Tế Tự Do, nhu cầu của một Chủ Nghĩa Quốc Gia Mới trong một Thế Giới Liên Lập,” với nội dung cảnh báo Việt Nam rằng sức ly tâm của phát triển kinh tế sẽ đe dọa trật tự xã hội và sự thuần nhất quốc gia. Một trong các yếu tố giải thích nguy cơ ấy là kinh tế càng phát triển theo thế hội nhập với quốc tế thì thành quả của phát triển càng phân phối không đều. Tại thành thị, một số người làm giàu nhanh nhất, vượt xa các thành phần còn lại, với nếp sống hướng ngoại khác hẳn người dân còm cõi tại nông thôn, mà nhiều thành phần xã hội cũng không được hưởng kết quả phát triển và chẳng theo kịp trào lưu hội nhập kinh tế vào một thế giới liên lập (interdependent – thời ấy chữ “toàn cầu hóa” chưa mấy phổ biến).
Khi ấy, chủ quyền quốc gia sẽ là gì và chủ nghĩa quốc gia dân tộc là gì?"